Bạn cũng nên cân nhắc xem các yếu tố dưới đây để chọn lựa được màn hình laptop tốt nhất.
Độ tương phản
Cụm từ này đã trở nên khá quen thuộc với chúng ta. Những nhà sản xuất màn hình muốn sử dụng những tỷ lệ tương phản giúp người mua phần nào hiểu được về màn hình thiết bị họ muốn mua.
Độ tương phản được hiểu như tỉ lệ giữa phần sáng nhất (màu trắng) và phần tối nhất (màu đen) mà màn hình có thể hiển thị được. Màn hình nào có tỷ lệ tương phản cao chứng tỏ màn hình đó tốt hơnbởi những hình ảnh của chúng sẽ được hiển thị rõ ràng và chân thực hơn.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây đó là chưa có một kiểm nghiệm chuẩn nào về tỷ lệ tương phản. Trên thực tế có rất nhiều cách để gian lận kết quả thử nghiệm, đó chính là lý do tại sao những màn hình giá rẻ cũng được công bố với tỷ lệ tương phản tương đối cao như 10,000:1.
Bạn chỉ nên tin vào những tỷ lệ tương phản khi chúng được đăng tải trong những đánh giá uy tín. Trong những phân tích sâu sử dụng nhữngphương pháp kiểm nghiệm và thiết bị đồng nhất là cách duy nhất để khám phá ra độ tương phản thực sự của màn hình.
Độ sáng
Độ sáng rất quan trọng đối với những thiết bị di động như laptop, smartphone và tablet. Hầu hết các thiết bị đều được trang bị màn hình gương để nâng cao độ tương phản,nhưng loại màn hình nàygây ra sự phản chiếu khi sử dụng thiết bị trong những căn phòng sáng hoặc không gian ngoài trời. Vấn đề này chỉ có thể được khắc phục bởi một màn hình sáng.
Nit là đơn vị độ sáng tiêu chuẩn được sử dụng để mô tả những nguồn sáng khác nhau. Chỉ số nit càng cao thì khả năng hiển thị độ sáng của màn hình càng tốt. Chỉ số nit trung bình trên những màn hình laptop và thiết bị di động thường từ 200 đến 300. Chỉ số đạt hơn 300 nit là ổn định và hơn500 nit là cực tốt.
Độ rọi
Đây là một trong những yếu tố dễ bị bỏ qua. Độ rọi (illumination) có thể hiểu là mức độ phân bố đồng đều về độ sáng trên toàn màn hình. Các vùng trên màn hình không phải có độ sáng như nhau mà sẽ có vùng sáng hơn, vùng tối hơn. Tỉ lệ giữa vùng sáng nhất và vùng tối nhất trên màn hình theo phần trăm chính là độ rọi.
Yếu tố ảnh hưởng đến độ rọi của màn hình phụ thuộc nhiều vào số lượng đèn nền được bố trí phía sau tấm panel. Trên màn hình LCD thường, do không bị giới hạn về số lượng đèn nền, nên độ rọi có thể đạt gần như 100%.
Với màn hình MTXT thì lại khác, do bị giới hạn của độ dày cũng như điện năng tiêu thụ, làm giản số đèn nền, dẫn đến độ rọi của màn hình MTXT giảm đi đáng kể, thường chỉ đạt khoảng 70-80%. Đèn nền thường được đặt ở trung tâm màn hình nên đó sẽ là vùng có độ sáng lớn nhất, và giảm dần ra ngoài, nhưng không đều. Một màn hình MTXT có độ rọi trên 90% có thể coi là lý tưởng.
Tông màu đen và trắng
Chất lượng màu trắng và màu đen được đánh giá bằng độ sáng tương ứng của các màu hiển thị trên màn hình.
Màu đen được đánh giá là “chấp nhận được” khi có độ sáng dưới 0,8cd/m2, còn dưới 0,5 cd/m2 thì có thể coi là khá lý tưởng. Khi màn hình chỉ có thể hiển thị màu đen lớn nhất là 1,8 cd/m2 trở lên, bạn sẽ không thấy màu đen thật sự, mà chỉ thấy màu xám. Đối với các màn hình LED do không cần đèn nền nên màu đen sẽ là “tuyệt đối”.
Màu trắng cũng vậy, dĩ nhiên là màu trắng có độ sáng cao thì sẽ… càng trắng. Các vùng màu trắng là vùng có độ sáng cao nhất trên màn hình và màu trắng được đánh giá là tốt khi có độ sáng tối thiểu 200 nits; thấp hơn sẽ là màu “nhờ nhờ” chứ không phải trắng thật sự.
Không gian màu
Còn nhớ, vào năm 1996, Microsoft đã hợp tác với HP để tạo ra một mô hình màu tiêu chuẩn được biết đến với tên gọi RGB.Không gian màu là gam màu tiêu chuẩn mà màn hình có khả năng tái tạo.
Nhiều màn hình hiện nay không thể hiển thị 3/4 mô hình màu RGB. Một màn hình laptop thường, thiết bị di động, hoặc một màn hình giá rẻ có thể hiển thị chỉ từ65 đến 75 %. Màn hình IPS tầm trung có thể hiển thịđược 90 %. Chỉ màn hình IPS cao cấp có thể hiển thị được tất cả.
Màn hình Panel IPS hay Panel TN ?
Màn hình LCD hay màn hình tinh thể lỏng được tạo thành từ nhiều thành phần khác nhau trong đó có panel. Panel ( hay tấm nền) là một tấm phẳng có chứa các tinh thể lỏng, chúng đảm nhiệm nhiệm vụ thể hiện hình ảnh thông qua việc mỗi điểm ảnh hiển thị các màu sắc khác nhau khi dòng điện tác dụng vào.
Khi mua một màn hình LCD mới, có lẽ nhiều bạn sẽ bối rối giữa việc lựa chọn màn hình Panel TN (phổ biến) và Panel IPS( tiên tiến hơn). IPS là công nghệ panel được phát triển bởi Hitachi giúp nâng cap chất lượng hình ảnh, màu sắc và độ tương phản, đồng thời có góc nhìn rộng hơn so với Panel TN.
Ngoài ra các panel IPS không làm biến dạng hình ảnh khi chạm vào màn hình như panel TN, do đó IPS rất thích hợp với các màn hình cảm ứng. Mặc dù được phát triển từ năm 1996, nhưng công nghệ panel IPS vẫn chưa phải tiêu chuẩn của các màn hình LCD và chưa được phổ biến rộng rãi.
Tuy IPS có nhiều tính năng nổi trội hơn, nhưng panel TN vẫn được sử dụng rộng rãi và trở thành panel tiêu chuẩn của màn hình LCD, do có chi phí sản xuất thấp, tiêu thụ điện năng ít hơn và có thể đạt mức độ sáng tốt hơn. Các màn hình được trang bị panel IPS hầu hết là các màn hình cao cấp, phù hợp với dân thiết kế đồ họa.
Góc nhìn
Góc nhìn là góc tối đa khi nhìn từ 2 cạnh (trái-phải) mà màn hình MTXT vẫn giữ nguyên màu sắc. Như đã nói ở trên, hầu hết màn hình MTXT đều sử dụng panel TN, cho góc nhìn khá hẹp. Chỉ một số model cao cấp như màn hình của các máy trạm (workstation), sử dụng panel tốt hơn như PVA hay IPS mới khắc phục được nhược điểm này:
Góc nhìn rộng nói chung là tốt, đặc biệt cho nhu cầu giải trí. Bạn có thể xem phim, ảnh một cách thoải mái mà không sợ chỉ nghiêng đầu đi một chút là màu sắc đã thay đổi. Các ứng dụng văn phòng như Word, Excel chịu ít ảnh hưởng của góc nhìn hơn và vì vậy, nếu bạn chủ yếu làm việc với các ứng dụng này thì không cần quá bận tâm.
Kết luận
Rõ ràng việc chọn lựa màn hình là một điều không hề dễ dàng chút nào. Hi vọng qua bài viết này chúng ta sẽ hiểu hơn về những yếu tố cần quan tâm khi lựa chọn một loại màn hình laptop ưng ý.
Theo Giadinh
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]