Ông Tài kể: “Năm 1990, trong một lần vào rừng, tình cờ phát hiện bọng ong mật nặng khoảng 2kg, tôi nảy ý tưởng thuần hóa chúng mang về nhà nuôi...”.
Ông Tài kiểm tra sức khỏe đàn ong.
Từ đó, ông Tài bén duyên với nghề nuôi ong. Lúc đầu chưa có kinh nghiệm, ông chỉ dám nuôi vài đàn. Thấy nuôi ong đầu tư ít mà cho hiệu quả cao nên dần dần gia đình ông nhân lên 20 đàn rồi 40 đàn, có thời gian cao điểm được hơn 70 đàn ong. Theo ông Tài, nghề nuôi ong vừa dễ lại vừa khó. Dễ bởi công việc này không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, không vất vả như các công việc chân tay khác và ai cũng có thể làm được. Nuôi ong không tốn nhiều thời gian chăm sóc nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận và cần mẫn. Ông bảo nuôi ong như chăm con thơ. Chỉ cần vài ngày không theo dõi là có thể ong đã bị bệnh hoặc bỏ đi.
Hơn 25 năm gắn bó, dành nhiều tình cảm và tâm huyết với nghề, ông Tài hiểu rõ “tính nết” đàn ong và có các biện pháp thích hợp trong việc chống rét, chống nóng, vệ sinh thùng cũng như trợ giúp để đàn ong vượt qua thời gian hoa không rộ. Mỗi năm, gia đình ông thu về trên dưới 200 lít mật các loại và xuất bán 40 đàn ong giống. Thu nhập từ bán mật và ong giống của gia đình mỗi năm đạt trên 100 triệu đồng. Cơ sở bán mật ong và con giống của gia đình ông đã trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều khách hàng gần xa đến chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi nghề. Nhờ nuôi ong mật, kinh tế gia đình ông cũng khá lên, có điều kiện nuôi dạy con cái trưởng thành.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động của Hội ND. Ông luôn tận tình hướng dẫn các hội viên ND kỹ thuật nuôi ong đạt hiệu quả kinh tế cao.
Theo 24h.com
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]