Hầu như tất cả chủ đề các cuộc thảo luận gần đây đều là về chủ đề biến động thị trường chứng khoán Trung Quốc và khả năng tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng đã chứng tỏ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn đối với kinh tế thế giới, thay thế vai trò của Nhật cách đây 5 năm.
Thậm chí, một số nhà bình luận còn tin rằng Trung Quốc đang trên con đường chiếm ngôi Mỹ, trở thành siêu cường kinh tế hàng đầu thế giới.
Như chúng ta đã biết, mãi tới vài ngày gần đây, đây vẫn còn là vấn đề cần nhiều bàn luận. Trong khi Mỹ được đánh giá cao ở tính cạnh tranh – xếp thứ 3 thế giới, Trung Quốc ở vị trí 28 – Trung Quốc cũng có bước tiến lớn ở nhiều khía cạnh, như kích cỡ và tăng trưởng của thị trường.
Không gì minh chứng rõ ràng hơn bằng sự vươn lên của các siêu tập đoàn Trung Quốc, đặc biệt là các công ty công nghệ. Mặc dù Thung lũng Silicon có truyền thống sản sinh những công ty công nghệ lớn nhất và thành công nhất thế giới, Trung Quốc đang dần bắt kịp, như thống kê trong hình dưới đây.
Giá trị vốn hóa thị trường của các công ty công nghệ Mỹ và Trung Quốc có cùng phân khúc thị trường. * là biểu hiện giá trị vốn hóa ước tính của nhà phân tích
Trong khi Apple vẫn hơn 1 cái đầu so với tất cả các công ty cùng ngành ở cả Mỹ và Trung Quốc, nhưng họ cũng bắt đầu đối diện sự cạnh tranh đến từ một công ty mà có lẽ chỉ vài người Mỹ từng nghe đến: Xiaomi.
Bằng chiến lược bán điện thoại cao cấp với mức giá phải chăng, công ty khởi nghiệp đến từ Trung Quốc này – startup có giá trị vốn hóa thị trường đứng thứ 2 trên thế giới, sau Uber – vươn lên thành một trong những nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới chỉ trong 5 năm. Sau khi chắc chân thị trường trong nước bằng việc liên tiếp thiết lập kỷ lục bán hàng trong 1 ngày, công ty hiện đang lên kế hoạch tấn công thị trường Hoa Kỳ.
Hai công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc – Alibaba và Tencent – cũng đang dần bắt kịp các đối thủ đến từ nước Mỹ. Mặc dù giá cổ phiếu sụt giảm trong thời gian gần đây, Alibaba vẫn có lợi thế so với đối thủ cạnh tranh tương đương đến từ nước Mỹ, Amazon: họ tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ.
Phát biểu tại Câu lạc bộ kinh tế New York vào tháng 6 vừa qua, nhà sáng lập Alibaba, Jack Ma, cho biết họ có kế hoạch để có thể giúp đỡ 2 tỷ khách hàng kinh doanh online trên toàn thế giới trong vòng 10 năm.
Nếu nhìn vào sự tiến bộ của công ty này trong thời gian ngắn – chỉ vài năm trước, rất ít người trên thế giới biết đến tên công ty, trừ Trung Quốc – thì mục tiêu này không phải phi thực tế. Còn về Tencent, mặc dù đối thủ trực tiếp bên nước Mỹ, Facebook, có thể là mạng xã hội lớn nhất thế giới, công ty Trung Quốc này vẫn sở hữu 3 trong 5 nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất.
Ở nội địa, vốn cũng là thị trường internet lớn nhất thế giới, Tencent hoàn toàn chiếm ưu thế. Với tỷ lệ tiếp cận internet vẫn còn thấp so với Mỹ (trong năm 2013, đạt 45,8% dân dùng internet, so với 84,2% của Mỹ), nhưng tốc độ tăng nhanh, Tencent vẫn còn rất nhiều khoảng trống tăng trưởng.
Có lẽ một trong những dấu hiệu tốt nhất chứng minh tiềm năng tương lai của Trung Quốc chính là việc xuất hiện 1 công ty Trung Quốc có giá trị vốn hóa cao hơn đối thủ Mỹ: Momo.
Mặc dù thường xuyên bị ám chỉ là đối thủ cạnh tranh của Tinder, nhưng thật sự Momo ra đời trước ứng dụng hẹn hò đến từ nước Mỹ 1 năm. Trong khi đang hiện diện trên toàn cầu, hỗ trợ 30 ngôn ngữ, từ Brazil cho tới UAE (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất), Tinder vẫn có số người dùng ít hơn Momo: 50 triệu so với 60 triệu.
Những điểm nhấn trên cho thấy lợi thế lớn nhất của Trung Quốc trong không gian internet rộng lớn: thị trường cực kỳ lớn và vẫn chưa được khai thác nhiều.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]