Dù mới dấn thân vào đường đua dành cho ứng dụng mạng xã hội được 5 năm, tuy nhiên Snapchat đã được thị trường định giá gần 20 tỷ USD. Đây là một con số phản ánh kế hoạch tăng doanh thu lên gấp đôi thành 1 tỷ USD trong năm 2017 của Snapchat.
Giá trị mà Snapchat đạt được gần như gấp đôi Twitter. Nếu hãng công nghệ này phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), đây được cho là một trong những trang mạng xã hội khổng lồ có giá trị IPO cao nhất trong những năm gần đây.
Sự thay đổi chiến lược để hướng đến mục tiêu lợi nhuận của Snapchat có thể sẽ mang lại kết quả sớm hơn dự đoán mà nhiều nhà quan sát đã đưa ra. Theo một bài thuyết trình về đầu tư gần đây bởi TechCrunch, Snapchat đã thuyết phục với các nhà đầu tư của mình rằng, doanh thu dự kiến của công ty vào năm 2016 sẽ rơi vào khoảng 250 đến 350 triệu USD, tăng khoảng 50 triệu USD theo báo cáo năm 2015.
Tuy nhiên, với toàn bộ thành quả của sự nỗ lực sinh lợi nhuận của mình, doanh thu Snapchat sẽ còn tiếp tục được gia tăng, như đã đề cập với những nhà đâu tư về doanh thu dự kiến năm 2017 sẽ tăng lên mức từ 500 triệu đến 1 tỷ USD, một con số ấn tượng dành cho một công ty chỉ vừa được vận hành vào giữa năm 2011.
Nếu so sánh về sự tăng trưởng doanh thu của Snapchat, thì Facebook mất 6 năm để đạt đỉnh 1 tỷ USD. Còn Twitter thì mất tới 8 năm.
Sự đánh về lợi nhuận khổng lồ đó của Snapchat đã khiến nhiều người tỏ ra lạ lẫm và bắt đầu đặt những nghi vấn xung quanh nó, nhưng thực sự thì Snapchat có một kế hoạch rõ ràng và hoàn toàn xứng đáng đạt được doanh thu khổng lồ của mình trong một tương lai không xa.
Bên cạnh kế hoạch IPO, CEO trẻ tuổi của Snapchat, Evan Spiegel còn định hướng công ty tập trung vào chiến lược sinh lợi nhuận và tăng trưởng doanh thu trong dài hạn. Doanh thu dự kiến năm 2017 sẽ tăng lên mức từ 500 triệu đến 1 tỷ USD, một con số ấn tượng dành cho một công ty chỉ vừa được vận hành vào giữa năm 2011.
Hãy cùng xem cách mà mạng xã hội này lập kết hoạch để thu về khoản lợi nhuận khổng lồ trong những năm tới.
Snapchat kiếm tiền bằng cách nào?
Mặc dù đã có nhiều sự thay đổi trong kế hoạch, Evan Spiegel đã bật mí loại hình kinh doanh của Snapchat sẽ được phát triển dựa hoàn toàn vào ba loại hình sinh lợi riêng biệt: Camera, nội dung, và kết nối xã hội.
Xét về loại hình camera, Snapchat đã phát triển một bộ lọc riêng có tính năng xác định nhanh địa điểm người dùng đang đứng và chèn tên vị trí này vào bức hình mà người dùng chia sẻ với bạn bè, được gọi là geofilters.
Đây là thứ sẽ giúp Snapchat hái ra tiền khi các cá nhân và doanh nghiệp có thể mua những bộ lọc trong phần sticker (bao gồm các hình ảnh minh họa và hình ảnh động) phổ biến của Snapchat.
Ví dụ, bộ phim vừa ra mắt gần đây, X-Men: Apocalypse đã trả tiền để có một bộ lọc mang thương hiệu X-Men trong Snapchat vào thời gian bộ phim chuẩn bị được ra mắt. Bộ lọc này của X-Men còn cho phép người dùng lướt những bộ lọc khác để có thể tương tác thanh toán vé xem phim, việc làm này giúp Snapchat có cơ hội tạo nên lợi nhuận từ những doanh nghiệp trên.
Ngoài những chiến dịch quảng cáo nhắm vào những thị trường đại chúng, Snapchat cũng cho phép người dùng mua những bộ lọc của những nhà tài trợ có thể áp dụng để tạo màng lọc cho những khu vực có diện tích nhỏ thông quan chiếc điện thoại của mình.
Đó là một trong những hướng đi bắt chước theo cách những gã khổng lổ truyền thông xã hội khác như Facebook để thu hút hợp đồng từ những nhà quảng cáo cả lớn và nhỏ.
Còn về lĩnh vực nội dung, Snapchat đã cho vận hành chức năng Discover (Khám phá) vào tháng Một năm 2015, thứ cho phép những phương tiện truyền thông lớn đẩy những mẩu nội dung ngắn lên Snapchat cho những người dùng có nhu cầu sử dụng qua video.
Hiện chưa có một số liệu cụ thể để biết rõ được Snapchat đã kiếm được bao nhiêu lợi nhuận từ loại hình kinh doanh này, nhưng loại hình chia sẻ nội dung thực sự là “mỏ vàng” giúp Snapchat có thể duy trì sự tăng trưởng của mình trong kinh doanh.
Kết nối xã hội là loại hình kinh doanh hái ra tiền cuối cùng của Snapchat. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, Snapchat vẫn chưa có loại hình nào giúp các công ty có thể kết nối trực tiếp tới người dùng thông qua ứng dụng chat của Snapchat và đó là yếu tố cần phải có trong khuynh hướng công nghiệp rộng lớn ngày nay.
Như WhatsApp và Facebook Messenger thuộc sở hữu của Facebook đều cho phép bộ phận giao tiếp khách hàng của các công ty khi liên kết với Facebook thì có thể thực hiện chức năng giao tiếp với khách hàng trực tiếp trên hai ứng dụng trên thay vì cứ làm cách truyền thống là Online với qua điện thoại
Vì thế, kế hoạch sắp tới của Snapchat sẽ đầu tư phát triển mạnh ở nền tảng ứng dụng này trong tương lai, như một phần của mô hình sinh lợi nhuận
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]