Các quan chức phương Tây đang cố gắng thiết lập và công bố kế hoạch hạn chế giá dầu ít nhất 1 tháng trước thời hạn 5/12/2022 nhằm để giúp các nước có thời gian chuẩn bị cho cơ chế trừng phạt mới với Nga.
Mỹ và các nước đối tác đang cố gắng hướng đến một thỏa thuận hạn chế giá dầu Nga trong vài tuần tới trong nỗ lực kiềm chế chi phí dầu trên toàn cầu trong bối cảnh Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh hạ mạnh sản lượng dầu để bảo vệ giá.
Nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 cùng với Australia hiện đang cố gắng đưa ra kế hoạch trước thềm thời hạn chót 5/12/2022, theo đó, quy định cấm hỗ trợ tài chính, bảo hiểm và dịch vụ vận chuyển cho dầu của Nga trừ khi dầu được bán dưới giá trần chính thức có hiệu lực.
Các quan chức tham gia vào đối thoại hiện đang cố gắng thiết lập và công bố kế hoạch hạn chế giá dầu ít nhất 1 tháng trước thời hạn 5/12/2022 nhằm để giúp các nước có thời gian chuẩn bị cho cơ chế trừng phạt mới với Nga.
Các quan chức chính quyền Biden đã chỉ trích mạnh mẽ OPEC+ về quyết định cắt giảm sản lượng. Tuy nhiên nhiều người cho rằng đây là hành động trả đũa của OPEC+ với việc phía Mỹ cố gắng hạn chế giá bán dầu của Nga.
Còn theo các quan chức Bộ Tài chính Mỹ, họ sẽ vẫn tiếp tục với những nỗ lực hạn chế giá dầu, một quan chức còn khẳng định giá dầu cao sẽ có thể khiến cho dầu Nga thậm chí còn trở nên có sức hấp dẫn lớn hơn trên toàn cầu.
Các cuộc đối thoại gần đây giữa Mỹ và các nước đồng minh hiện đang tập trung vào mức giá dầu phù hợp cho Nga. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen vào tuần này khẳng định rằng Nga đã bán dầu quanh mức 60USD/thùng trong thời gian gần đây, như vậy đây có thể là ngưỡng giá dầu mà họ đang hướng tới.
Mức giá dầu này sẽ ở trên ngưỡng chi phí sản xuất của Nga, các tài liệu của chính phủ Nga cho hay giá dầu hiện quanh mức khoảng 45USD/thùng. Mức giá dầu 60USD/thùng cũng tương đương với giá lịch sử của dầu Nga.
“Rõ ràng giá dầu trong ngưỡng này sẽ là phù hợp để giúp Nga vẫn có lợi nhuận”, bà Yellen nói. Giá dầu Brent giao dịch ở trên ngưỡng 90USD/thùng trong phiên giao dịch ngày thứ Năm, tuy nhiên gần đây dầu Nga được bán ở mức giá thấp trên thị trường toàn cầu.
Giá dầu sụt hơn 3% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu khi mà những tác động từ nỗi sợ liên quan đến suy thoái kinh tế toàn cầu lớn dần và nhu cầu dầu đi xuống tại nhiều thị trường quan trọng của thế giới, đặc biệt Trung Quốc trở nên lớn hơn so với việc liên minh các nước sản xuất dầu mỏ OPEC+ cắt giảm sản lượng.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Sáu, giá dầu Brent hạ 2,94USD/thùng tương đương 3,1% xuống 91,63USD/thùng trên thị trường London. Trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai giảm 3,50USD/thùng tương đương 3,9% xuống 85,61USD/thùng.
Giá dầu Brent và giá dầu WTI đều giao động nhiều trong trạng thái tăng và giảm điểm trong phần lớn phiên giao dịch của ngày thứ Sáu. Tuy nhiên tính cả tuần, giá dầu giảm lần lượt 6,4% và 7,6%.
Lạm phát lõi tại Mỹ tăng mạnh nhất trong 40 năm, thực tế này củng cố cho quan điểm rằng lãi suất sẽ vẫn duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn cùng với rủi ro suy thoái kinh tế. Quyết định lãi suất tiếp theo của Fed sẽ được đưa ra vào ngày 1-2/11.
Tâm lý của người tiêu dùng Mỹ tiếp tục cải thiện trong tháng 10/2022, tuy nhiên kỳ vọng lạm phát tiêu dùng có phần xấu đi, theo kết quả khảo sát mới đây.
Việc tâm lý của người tiêu dùng tốt hơn được coi như tiêu cực bởi nó đồng nghĩa với việc Fed sẽ cần phải duy trì tâm lý của người tiêu dùng và hãm phanh nền kinh tế lại hơn nữa, tuy nhiên điều này lại làm tăng đồng USD và tạo ra áp lực suy giảm lên giá dầu, chuyên gia tại quỹ Price Futures Group ở Chicago – ông Phil Flynn phân tích.
Chỉ số đồng USD tăng khoảng 0,8%. Đồng USD mạnh hơn khiến cho nhu cầu dầu suy giảm, nó khiến cho dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với nhà đầu tư sở hữu các loại tiền tệ khác.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]