Theo tác giả, quyết định của Bắc Kinh mới đây để cho đồng nhân dân tệ bị sụt giá (đôi chút) là một bước ngoặt thực sự trên thị trường tài chính. Phải nói rằng cho đến nay, chính quyền Trung Quốc vẫn sử dụng chính sách tiền tệ, ngân sách và thuế khóa để tái thúc đẩy chính sách ngoại hối. Ngoài ra Bắc Kinh cũng đã cam kết với nhóm G20 không lũng đoạn hối suất: phải đóng góp vào việc giảm tình trạng mất cân bằng hiện nay qua việc tuần tự thả nổi đồng tiền.
Việc phá giá thô bạo đồng nhân dân tệ chứng tỏ lời hứa này không giữ được, phải chăng mô hình kinh tế Trung Quốc đã kiệt sức? Dù sao có một điều chắc chắn, đó là số nợ xấu khổng lồ đang phồng lên, tín dụng đen không quản nổi, tính cạnh tranh của ngành công nghiệp bị xói mòn, hiệu suất và tăng trưởng giảm. Có thể nói tăng trưởng tiềm năng chỉ bằng phân nửa so với cách đây mười năm. Dân số Trung Quốc đang dần giảm xuống trong khi vẫn đang là một nước nghèo.
Vấn đề không phải là tăng trưởng tương lai sẽ giảm đi hay không, vì điều này đã rõ, mà là đoán được thấp đến cỡ nào. Cụ thể hơn, là Trung Quốc liệu sẽ gặp phải khủng hoảng kinh tế quy mô lớn hay không. Đây là cả một bài toán phải giải trong những tháng tới.
Để trấn an, Bắc Kinh một lần nữa phải chứng tỏ khả năng đối phó. Nếu không, các nền kinh tế mới nổi sẽ bị ảnh hưởng theo, và có thể lây lan sang các nước phát triển.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]