Trong một báo cáo nghiên cứu tư nhân mới đây cho biết nền kinh tế khu vực châu Âu đã mở rộng tháng thứ 22 liên tiếp tính đến tháng 4 nhưng tốc độ tăng trưởng khiên tốn này nhưng tốc độ tăng trưởng khiêm tốn gây thất vọng với một vài nhà phân tích tìm kiếm sự khả quan hơn từ chương trình mua trái phiếu của Ngân hàng Trung ương châu Âu.
19 thành viên cộng đồng chung châu Âu đã báo cáo sự tăng trưởng về ngành sản xuất và dịch vụ, theo một cuộc khảo sát được tiến hành bởi hãng phân tích dữ liệu Markit Economics. Markit cho biết chỉ số sản lượng tổng hợp giảm xuống mức 53,5 trong tháng Tư so với 54,0 của tháng Ba. Khi chỉ số này dưới mức 50 cho thấy nền sản xuất thu hẹp trong khi trên 50 cho thấy mở rộng sản xuất.
Sự phục hồi không như kỳ vọng được thể hiện trên sự gia tăng nhỏ của chỉ số. Điểm ảm đạm trong báo cáo có thể phản ánh mối lo ngại về cuộc khủng hoảng kinh tế ở Hy Lạp, mặc dù con số này vẫn đạt mức cao 11 tháng, Jessica Hinds, một nhà kinh tế học thuộc Capital Economics tại London cho biết. Cô còn bổ sung thêm rằng chỉ số sản xuất tháng tư hiện phù hợp với tăng trưởng kinh tế hàng quý khoảng 0,4% tương đương khoảng 1,6% nếu thường niên hóa.
Markit cho biết khảo sát cho thấy tăng trưởng vượt hơn Pháp và Đức, hai nền kinh tế lớn nhất khu vực, với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 8 năm 2007. Các số liệu cho thấy Đức tăng trưởng chậm hơn một chút so với mức có thể xem là tốt và Pháp vẫn chỉ ở trên mức trì trệ.
Kinh tế khu vực chung châu Âu chạm đáy vào đầu năm 2013, tuy nhiên đã tăng trưởng trở lại ở mức quá thấp để có thể loại bỏ được những hoài nghi, ảm đạm của nền kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực này hiện đứng ở mức 11,3%, kéo các khoản chi tiêu hộ gia đình và đầu tư xuống. Vấn đề phức tạp này diễn ra tại Châu Âu cũng giống như Hoa Kỳ và Nhật Bản, đang rơi vào trạng thái lạm phát thấp trong lịch sử, càng đẩy cao mối lo ngại về hiện tượng ngược lại- giảm phát sẽ xảy ra.
Ngân hàng Trung ương châu Âu đang tìm cách để kích thích nền kinh tế của khu vực thông qua các chính sách nới lỏng định lượng, theo đó ngân hàng này cam kết sẽ mua lên giá trị lên tới 60 tỷ Euro, tương đương khoảng 64 tỷ USD, trái phiếu mỗi tháng cho đến tháng 9 năm 2016.
Chương trình đã góp phần vào cải thiện lạc quan trong vài quý băng cách giúp đẩy xuống đồng Euro xuống thấp hơn đồng đô la, nâng cao khả năng cạnh tranh của các nhà xuất khẩu châu Âu so với các đối tác nước ngoài của họ. Giá dầu ở mức thấp cũng góp phần tác động tích cực tới việc kích thích người tiêu dùng.
"Nền kinh tế khu vực đồng euro hiện có vẻ như đang quay lại quỹ đạo vẻ” Peter Praet, kinh tế trưởng của Ngân hàng Trung ương, phát biểu hồi thứ 5 tuần trước trong một hội nghị tại Berlin. “Cả dữ liệu cứng và mềm đều chỉ ra rằng hoạt động này đang lấy đà và có vẻ tăng cường hiệu quả của chương trình trong năm nay.”
Tuy nhiên, ông Praet cũng cảnh báo rằng những gì đang xảy ra chỉ là sự khởi đầu của một quá trình phục hồi mang tính chu kỳ. Ông nhấn mạnh thêm, “nhưng nó vẫn chưa phải là một sự phục hồi mang tính xây dựng.”
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]