Ảnh minh họa.
Như tin đã đưa, từ 1/1/2017, viện phí của người không có BHYT sẽ tăng khoảng 30% và đến 1/7/2017 sẽ tăng 50% so với hiện nay. Đây cũng là mức giá của nhóm có BHYT , tuy nhiên, người bệnh không có BHYT sẽ phải thanh toán 100%. Do vậy, có những ca bệnh điều trị thậm chí chi phí lên đến con số hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra giá viện phí cũng được điều chỉnh với khoảng 1.900 dịch vụ y tế. Mức giá này cũng tương đương với giá của nhóm BHYT .
Cụ thể, theo dự thảo, một số dịch vụ sẽ tăng giá như: sau nội soi ổ bụng tăng từ 575.000 đồng (hiện tại) lên 684.000 (từ tháng 1/2017) và 793.000 đồng (từ tháng 7/2017); đỡ đẻ thường, giá khung tăng lên 567.000 đồng (từ tháng 1/2017) và 675.000 đồng (từ tháng 7/2017); cắt amidan gây mê tăng lên 855.000 đồng và 1.033.000 đồng…
Trước đó, giá DVYT đã được điều chỉnh tăng 2 lần trong năm 2016, nhưng chỉ áp dụng đối với người bệnh có thẻ BHYT. Dự kiến, tiền khám bệnh trong tháng 3/2017 ở bệnh viện hạng đặc biệt là 20.000 đồng/lượt, bệnh viện hạng 1 là 20.000 đồng, bệnh viện hạng 2 là 15.000 đồng, bệnh viện hạng 3 là 10.000 đồng, bệnh viện hạng 4 là 7.000 đồng. Từ tháng 7/2017, tiền khám tại các hạng bệnh viện sẽ tăng lần lượt là 39.000 đồng, 39.000 đồng, 35.000 đồng, 31.000 đồng và 29.000 đồng…
Theo báo cáo của các địa phương, ngay từ 1/3/2016, đã có không ít bệnh việ n công lập (hầu hết là bệnh viện hạng I, tuyến TW, thành phố của 2 TP. Hà Nội, và TP.HCM), 132 bệnh viện tư nhân và 237 phòng khám đa khoa tư nhân (chiếm 20% tổng số cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên cả nước) thực hiện giá dịch vụ tính cả lương và phụ cấp đặc thù. Như vậy, mức gia tăng chi phí khám chữa bệnh BHYT là rất lớn ngay từ quý II năm 2016 (vì chi phí tại các bệnh viện TW như Bạch Mai, Chợ Rẫy, Việt Đức chiếm tỷ trọng chi phí rất cao trong thanh toán BHYT tại khối các bệnh viện TW). Ước tính, năm 2016, chi phí khám, chữa bệnh sẽ gia tăng không dưới 30% so với năm 2015. Báo Đầu tư đưa tin.
Bộ Y tế và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cũng khuyến cáo, người chưa có thẻ BHYT nên sớm tham gia loại sản phẩm bảo hiểm này để giảm bớt gánh nặng viện phí và nhận được những hỗ trợ trong dịch vụ khám chữa bệnh. Cũng theo Bộ Y tế, dự thảo điều chỉnh giá viện phí với người không có thẻ BHYT chỉ quy định mức giá tối đa. Bộ Y tế sẽ ban hành giá cụ thể đối với các bệnh viện thuộc trung ương quản lý, những bệnh viện thuộc địa phương quản lý, mức giá cụ thể sẽ do HĐND cấp tỉnh quyết định.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]