1. Suy giảm trí nhớ
Đây là hậu quả tất yếu của việc suy giảm hoạt động của não bộ. Thực tế đã chứng minh, tỉ lệ suy giảm trí nhớ ở những người có thói quen thức đêm thường cao gấp 5 lần so với những người bình thường khác. Thông thường một ngày cần 8 tiếng nghỉ ngơi giúp khôi phục hoặt động của não bộ sau một ngày lao động mệt mỏi. Ít ngủ sẽ là “kẻ thù” số 1 dẫn tới sự suy giảm hoạt động của não bộ gây nên tình trạng suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, chóng mặt kéo dài và không đủ minh mẫn để giải quyết công việc.
Vì vậy, nếu do công việc thì cần thu xếp thời gian thích hợp để bạn làm việc dưới ánh đèn vào buổi tối không nên quá 2 tiếng. Cần sắp xếp thời gian biểu hợp lý để hoàn thành công việc trước đêm khuya để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
2. Béo phì
Vào ban đêm cơ thể cần được nghỉ ngơi và đó cũng là khoảng thời gian thích hợp để tiêu hoá hết lượng thức ăn của bữa tối. Khi bạn thức khuya phải làm việc và cần ăn thêm nên lượng thức ăn thêm không được tiêu hoá hết. Lâu ngày năng lượng dư thừa sẽ làm mô mỡ dày trong cơ thể.
3. Ù tai, nghe không rõ
Việc thiếu ngủ sẽ khiến tai trong không được cung cấp đủ máu, gây tổn thương cho thính lực. Thậm chí sau thời gian dài, việc thức đêm cũng có thể gây điếc tai.
4. Nguy cơ về dạ dày và ruột
Tế bào trên niêm mạc dạ dày của người thông thường thay mới 2-3 ngày/lần vào ban đêm. Nếu ăn vào buổi đêm dạ dày và ruột không được nghỉ ngơi, sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Đồng thời, đồ ăn đêm bị lưu giữ ở dạ dày trong thời gian dài khiến dịch dạ dày tiết ra lượng lớn, kích thích lên niêm mạc dạ dày. Lâu dần dễ gây rách niêm mạc dạ dày, bục dạ dày.
5. Suy giảm hệ miễn dịch
Thường xuyên ở tình trạng thức đêm, mệt mỏi, tinh thần không thoải mái sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy giảm. Do đó các chứng bệnh như dị ứng, cảm lạnh …sẽ thay nhau đến làm phiền bạn.
6. Thức khuya khiến nguy cơ mắc bệnh tim cao
Thức khuya hay ngủ ít có thể dẫn tới nguy cơ tăng cân theo chiều hướng tiêu cực, có thể gây thêm các tác dụng khác là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp...
Bởi đêm là lúc nhịp tim hạ, mạch máu chậm, cơ thể phù hợp cho trạng thái nghỉ ngơi. Ngoài ra, thiếu ngủ làm mạch máu luôn ở trong trạng thái căng thẳng, không cung cấp đủ máu cho tai giữa, ảnh hưởng rất lớn đến thính giác, nếu thiếu ngủ triền miên có thể bị điếc tai.
7. Liệt mặt vì thức khuya
Thức khuya không chỉ khiến chúng ta luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, sa sút tinh thần, sức đề kháng cơ thể sẽ giảm, dễ cảm cúm, viêm đường tiêu hóa, dị ứng... mà còn có thể gây liệt mặt.
Bởi nhiệt độ về đêm, nhất là mùa thu đông thường hạ xuống rất nhiều so với ban ngày. Làm việc muộn sẽ khiến cho thầy kinh căng thẳng, hệ tim mạch cũng rơi vào trạng thái ức chế quá mức vì lạnh. Điều này dẫn tới sự gia tăng gốc tự do làm hủy hoại dây thần kinh số 7.
Sau một đêm làm việc quá muộn không gây ra liệt mặt ngay lập tức nhưng sự tích lũy sẽ làm tăng nguy cơ rất cao.
Vì vậy, không nên thức quá khuya để làm việc, cần sắp xếp tăng giờ làm việc ban ngày, để giảm giờ thức đêm.
8. Lời khuyên cho bạn:
Lời khuyên là bạn nên ngủ đúng giờ giấc. Bởi nếu không tôn trọng đồng hồ sinh học sẽ làm cơ thể mất cân bằng, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Từ 0g đến 1g sáng, là lúc cơ thể được nghỉ ngơi và hồi phục sau một ngày tiêu hao năng lượng. Đây là thời gian quyết định xem ngày hôm sau, bạn thức dậy cơ thể có sảng khoái hay không. Do vậy, bạn nên đi ngủ trước đó khoảng 2 tiếng, để vào thời gian này thì đã chìm vào giấc ngủ sâu. Với trẻ em, bạn cần phải cho đi ngủ sớm hơn, bởi thời gian sinh trưởng của trẻ tốt nhất là từ 8g đến 10g đêm.
Từ 1g đêm đến 5g sáng là lúc cơ thể tiết ra các chất tái sinh và nâng cao hệ miễn dịch. Nếu bạn rút ngắn hoặc có thể bỏ qua giai đoạn này, cơ thể của bạn sẽ suy sụp một cách nhanh chóng.
Quy luật tự nhiên ngày và đêm buộc cơ thể phải thích nghi và có những điều chỉnh sinh học phù hợp. Buổi tối là thời gian dành cho việc đi ngủ, cơ thể nghỉ ngơi và tái sinh, đảo lộn quy luật này sẽ dẫn đến nhiều thứ bệnh.
Nếu thiếu ngủ thường xuyên sẽ dẫn đến buồn rầu, ủ rũ, mệt mỏi, sa sút tinh thần, sức đề kháng của cơ thể sẽ giảm xuống. Ngày hôm sau bạn đến cơ quan, đầu óc luôn căng thẳng, không tập trung được trí nhớ, những cơn đau đầu cũng sẽ hành hạ bạn. Ít ngủ có thể gây tăng huyết áp bởi nó khiến các nơron thần kinh luôn ở trong tình trạng hưng phấn, tác động ngược lại cơ thể, bao gồm cả tim và các mạch máu.
Theo Khánh Nguyễn (TH) - Phunutoday.vn
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]