Trong cà phê chứa chất caffeine, ngoài ra, cà phê còn được xem là thức uống có giá trị dinh dưỡng vì chỉ cà phê đen không thôi đã chứa 12% lipid (chất béo), 12% protid (chất đạm), 4% chất khoáng, nhiều nhất là kali và magiê…
Trong dược khoa, caffeine là 1 loại thuốc có tác dụng kích thích tuần hoàn và hô hấp, lợi tiểu nhẹ, có thể dùng để trợ tim hoặc giúp dễ thở. Caffeine cũng thường được phối hợp dùng trong nhiều loại thuốc trị cảm sốt như Excedrin, Midol, Anacin để làm giảm đau, giảm mệt mỏi… Bởi vậy mà cà phê tốt cho sức khỏe như sự tỉnh táo về tinh thần.
Uống cà phê và các đồ uống có chứa caffeine giúp tăng sự tỉnh táo và hoạt động tư duy hiệu quả hơn. Ngoài ra sự có mặt của caffeine trong cà phê là chất có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, làm cho tỉnh táo, kích thích khả năng làm việc, đặc biệt làm việc bằng trí óc, tăng cường hoạt động cơ....
Thế nhưng, chính hoạt chất cafein trong cà phê lại gây nguy hại nếu bạn thuộc nhóm đối tượng dưới đây:
Phụ nữ mang thai
Khi người mẹ uống cà phê, chất cafein có thể trực tiếp đi vào thai nhi thông qua nhau thai và hưởng đến sức khỏe của bé. Nhiều nghiên cứu cho thấy cafein thể kìm hãm sự phát triển của thai thông qua các tác động bất lợi lên hệ tim mạch và hệ sinh sản. Những người mẹ uống nhiều cà phê lúc mang thai thường có các em bé nhẹ cân hơn so với người không uống.
Người mắc bệnh động kinh
Cafein có thể kích thích hoạt động của hệ thần kinh trung ương, gây co rút mạch máu, giảm lưu lượng máu ở não, rất bất lợi với người mắc bệnh động kinh.
Người dùng thuốc an thần
Uống cà phê trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc an thần.
Người mắc bệnh loét đường tiêu hóa
Cafein sẽ kích thích tiết acid gastric, bất lợi đối với quá trình bình phục của bệnh nhân.
Người mắc bệnh đái tháo đường
Cafein có thể giảm quá trình tiết insulin trong tuyến tụy, giảm lượng dung nạp glucose khiến đường huyết tăng lên.
Người bị loãng xương
Uống cà phê có chứa caffeine có thể làm tăng lượng canxi được đưa ra ngoài qua nước tiểu nói cách khác sự có mặt của cà phê sẽ ngăn cản sự hấp thu can xi ở ruột. Điều này có thể làm suy yếu xương. Nếu bị loãng xương, hạn chế tiêu thụ caffeine ít hơn 300mg mỗi ngày (khoảng 2-3 tách cà phê)....
Người mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt
Khi bổ sung sắt hoặc ăn thức ăn giàu sắt như gan, thận, thịt có màu đỏ sẫm, tốt nhất tránh uống cà phê. Do sắt dễ hấp thu dưới môi trường axít, vì thế nên uống kèm nước cam hoặc sữa chua, hiệu quả tốt hơn nhiều so với uống cà phê.
Người mắc bệnh sỏi thận
Dựa theo thành phần tạo thành, sỏi thận có thể chia thành sỏi hữu cơ, sỏi base và sỏi can-xi oxalat… Đề phòng tái phát sỏi can-xi oxalat, ngoài việc uống nhiều nước để giảm nồng độ nước tiểu, đồng thời cần cấm ăn thức ăn giàu oxalat. Cà phê chính là thức uống giàu oxalat, do đó không nên uống.
Một số dấu hiệu cảnh báo bạn đang uống quá nhiều cà phê
Run tay, đánh trống ngực, lo lắng
Cà phê có thể làm bạn tỉnh táo hơn tuy nhiên không tốt cho cơ thể khi uống quá nhiều. Caffeine có thể kích thích hệ thần kinh trung ương gây ra cảm giác lo lắng và bồn chồn và làm tăng nhịp tim.
Vì vậy cần nghỉ ngơi và giảm lượng uống vào những ngày sau.
Đau bụng, tiêu chảy
Đôi lúc bạn có thể đổ lỗi dấu hiệu đau bụng này do bữa ăn tối hôm trước hay do đau bụng kinh nhưng phải xem chừng có thể do quá liều cà phê nhé.
Nếu uống nhiều hơn 2-3 cốc mỗi ngày thì có tác dụng “tẩy” khiến bạn đau bụng và đi tiêu chảy.
Mất ngủ
Bạn có thể khó ngủ hoặc tỉnh giấc vào giữa đêm đây là những tác dụng không mong muốn của caffeine.
Tuy nhiên điều này không giống nhau ở tất cả mọi người tùy thuộc vào thời gian uống trong ngày, một số người có thể uống cà phê vào buổi tối nhưng ngược lại một số người không thể ngủ được vào buổi tối nếu buổi chiều “nhâm nhi cốc cà phê”.
Ngay cả khi bạn không phải là người nhạy cảm với caféine nhưng cần nhớ rằng chất này vẫn còn ở trong cơ thể khoảng 14 giờ, trung bình thời gian tác dụng kéo dài khoảng 6 giờ.
Đau đầu
Uống cà phê lượng vừa phải giúp giảm chứng đau nửa đầu (migraine), đau đầu … nhưng khi vượt quá 400-500 mg caféine mỗi ngày có thể gây mệt mỏi và nhức đầu. Có thể thay cà phê bằng những loại thức uống khác như nước trà, nước uống tăng lực tuy nhiên cũng không nên lạm dụng!
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]