Những người dị ứng với dứa
Dứa có mùi vị thơm, có hàm lượng đường cao, vitamin, chất xơ và chất khoáng. Nhưng có người ăn dứa sẽ xuất hiện tượng dị ứng, ngộ độc, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy... hầu hết những người này đều có cơ địa dễ dị ứng. Do đó, nhóm người này tốt nhất không nên ăn dứa.
Những người có thể chất yếu hay sau khi đẻ không nên ăn hồng
Quả hồng có mùi thơm, vị ngọt, hàm lượng đường và vitamin C rất cao, nhưng hồng có tính hàn nên những người sau khi sinh con và người có thể chất yếu không nên ăn loại quả này.
Trong quả hồng có chứa nhiều chất tanin, gây khô miệng, sít lưỡi, nếu ăn nhiều sẽ cản trở sự phân tiết dịch tiêu hóa dẫn đến bệnh táo bón. Vì vậy, mặc dù hồng là những thứ quả rất thơm ngon, nhưng không nên ăn nhiều, mỗi lần chỉ nên ăn 1-2 quả, không nên ăn hồng khi đói bụng, không nên ăn vỏ hồng, không nên ăn hồng vẫn chưa chín.
Những người có tì vị suy nhược nên ăn ít các loại hoa quả như táo, đào
Táo cùi dày, vị ngọt là loại quả có tác dụng bổ tì dưỡng vị, nhuận phế, an thần. Nhưng nếu ăn nhiều sẽ sinh đờm trở nhiệt, đồng thơi gây hại cho răng.
Chuối tiêu thơm mềm, ngọt có tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc nhưng tính hàn nên những người có tì vị suy nhược và bị tiêu chảy thì không nên ăn.
Đào nếu ăn nhiều sẽ bị nhiệt, dễ sinh mụn nhọt.
Mận nếu ăn nhiều sẽ dễ sinh đờm.
Mơ chua nếu ăn nhiều sẽ hại răng.
Dưa đỏ là loại quả ngon, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu giải khát. Nhưng nếu ăn nhiều quá sẽ làm tổn thương tì vị.
Không phải ai cũng ăn được chuối tiêu
Có một số người bệnh không nên ăn chuối tiêu. Chuối tiêu có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng không phải là thích hợp với tất cả mọi người.
Những người bị viêm thận mãn tính, suy giảm chức năng thận không nên ăn chuối tiêu.
Người bị bệnh viêm khớp, bệnh tiểu đường cũng không nên ăn nhiều chuối. Bởi vì hàm lượng đường trong chuối cao, lại có thể khiến cho tuần hoàn máu giảm chậm xuống, việc trao đổi chất kém khiến cho bệnh tình nặng thêm.
Những người có chức năng dạ dày kém cũng không nên ăn nhiều chuối.
Trong cuộc sống hàng ngày, rất nhiều người cho rằng ăn chuối có thể giúp nhuận tràng thông tiện, nên có một số người bị táo bón thường xuyên ăn chuối. Tuy nhiên, chuối không những không giải quyết được chứng táo bón mà ngược lại còn khiến táo bón nặng hơn. Chuối thuộc loại hoa quả nhiệt đới, nên chọn mua lúc quả chưa chín. Chuối mà chúng ta ăn đều đã được xử lý bằng một số hóa chất bảo quản giúp thúc đẩy quá trình chuối chín nhanh. Những chất này là nguyên nhân khiến cho táo bón nặng thêm. Do vậy những người có chức năng dạ dày kém không nên ăn nhiều chuối.
Ăn nhiều dưa bở sẽ làm loãng vị dạ dày
Dưa bở còn được gọi là dưa nứt. Nó là loại quả có tác dụng giải nhiệt rất tốt, giá trị dinh dưỡng của nó có thể sánh ngang với dưa hấu. Hàm lượng nước, protein và các thành phần dinh dưỡng khác không ít hơn dưa hấu là bao nhiêu. Trong khi đó, hàm lượng chất thơm, khoáng chất, đường và vitamin C lại cao hơn đáng kể so với dưa hấu.
Theo Đông y, dưa bở có tác dụng giải nhiệt, giải khát, lợi tiểu. Tuy nhiên, cần lưu ý là, do dưa bở tính hàn, nên những người bị nôn ra máu, ho ra máu, tá tràng, viêm loét dạ dày, viêm ruột mãn tính, tỳ vị hư, đầy hơi do lạnh hoặc đau bụng, tiêu chảy, đi tiểu nhiều lần, tim mạch cần thận trọng khi ăn loại dưa này hoặc tốt nhất nên tránh ăn vì có thể làm cho bệnh nặng hơn. Người có sức khỏe bình thường cũng không nên ăn quá nhiều, bởi vì dưa bở nhiều nước, ăn nhiều sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, dẫn tới đau dạ dày, khó tiêu hoặc đau bụng tiêu chảy.
Người bị các bệnh về tim mạch không nên ăn nhiều táo
Táo được ca ngợi là “vua trái cây” và rất được nhiều người ưa chuộng. Ăn táo vừa có thể giảm béo, vừa giúp tiêu hóa. Táo chứa nhiều vitamin, khoáng chất, carbonhydrate, chất béo… Ngoài ra, táo còn giàu gluxit và muối kali, có công hiệu thanh nhiệt giải khát, giải tỏa mệt mỏi rất tốt.
Nhưng do táo giàu gluxit và muối kali, nên những người bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim, bệnh thận, tiểu đường không nên ăn nhiều vì nó có thể tạo gánh nặng cho thận và ảnh hưởng đến hoạt động của các tĩnh mạch.
Không uống nước dừa khi cơ thể suy yếu
Theo Đông y, nước dừa có vị ngọt, không độc, có tác dụng ích khí, tiêu phù thũng (giảm phù), trừ hoắc loạn (tiêu chảy, giải nhiệt độc). Tuy nhiên, nước dừa có nhiều thấp khí, thường gây trở ngại cho hoạt động của tạng tỳ. Do đó, uống nước dừa vào lúc cơ thể suy yếu hay uống quá nhiều sẽ gây ra rối loạn chức năng hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể.
Ngoài ra, không nên uống nước dừa khi đang đói, mệt, sốt, ớn lạnh. Những người thuộc chứng âm hư (da xanh tái, tay chân lạnh, ăn ít, dễ bị tiêu chảy, người nặng nề, tay chân bải hoải…) không nên dùng nước dừa. Người bị chứng ho suyễn, vừa mới đi ngoài trời nắng, không nên uống nước dừa.
Người máu nóng, nhiệt miệng không nên ăn nhiều vải thiều
Vải có vị ngọt thơm ngon, đặc biệt là vải thiều, bởi nó giàu đường, protein, vitamin, chất béo, axit citric, pectin, phốt pho và sắt… và còn là lại quả rất có lợi cho sức khỏe. Vải thể bổ sung một lượng nước cho cơ thể, có lợi cho dạ dày. Những người thiếu dịch vị có thể ăn nhiều vải.
Nhưng vải có tính nóng, những người máu nóng, nhiệt miệng không nên ăn nhiều, nếu không sẽ dẫn tới các phản ứng xấu như tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, chân tay bủn rủn.
Người già, trẻ nhỏ không nên ăn nhiều đào
Đào là một loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, nó chứa các thành phần như protein, chất béo, đường, canxi, phốt pho, sắt, vitamin B, C. Hơn nữa, đào còn rất giàu hợp chất carbonhydrate, có thể cung cấp nhiều calo và nước cho cơ thể, mang lại cảm giác mát mẻ, sảng khoái cho con người.
Tuy nhiên, những người có chức năng dạ dày kém, người già và trẻ nhỏ không nên ăn nhiều. Đào tính ôn, ăn nhiều sẽ gây hại cho dạ dày dẫn tới đầy hơi, tức ngực.
Theo nguoiduatin.vn
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]