Hầu hết ai cũng bị rụng tóc khi tắm gội hay chải đầu, tạo kiểu. Điều này hoàn toàn bình thường. Tính trung bình mỗi người mất 50-100 sợi tóc một ngày và sợi tóc cũ lại được thay thế bằng những sợi tóc mới. Tuy nhiên, nếu rụng tóc quá nhiều, đó có thể dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh.
Dưới đây là những căn bệnh thường gặp khi bị rụng tóc:
Rối loạn tự miễn gây rụng tóc từng vùng
Rụng tóc từng vùng, một rối loạn tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công các nang tóc (cấu trúc bao rễ của tóc), là một trong những lý do chính gây ra rụng tóc. Rối loạn này ảnh hưởng đến cả nam giới và phụ nữ. Nó phổ biến nhất ở những người trẻ hơn 20 tuổi, nhưng ở mọi lứa tuổi khác cũng có thể bị ảnh hưởng.
Rối loạn này đặc trưng bởi tóc rụng theo từng vùng da đầu, nhưng hiếm khi dẫn rụng tóc thành mảng hoặc hói hoàn toàn. Trong một số trường hợp, bạn còn có thể gặp tình trạng rụng lông ở các bộ phận khác của cơ thể.
Nguyên nhân chính xác của chứng rối loạn này không được biết đến, tuy nhiên nó có thể được kích hoạt bởi sự căng thẳng hoặc do tiền sử bệnh trong gia đình, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 1 hay viêm khớp dạng thấp. Hiện tại không có thuốc chữa rụng tóc từng vùng, nhưng có rất nhiều lựa chọn điều trị có thể giúp tóc bạn mọc lại nhanh hơn và ngăn ngừa rụng tóc trong tương lai. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm hiểu các lựa chọn điều trị.
Mất cân bằng hormone
Có tới 80% các trường hợp rụng tóc, hói đầu, liên quan đến việc mất cân bằng giữa DHT và testosteron trong máu. Rụng tóc do mất cân bằng hormone thường xảy ra bắt đầu vào tuổi dậy thì ở nam và thời kỳ tiền mãn kinh, giai đoạn sau sinh đối với nữ.
DHT (dihydrotestosterone) là một loại hormone nội sinh, có hoạt tính cao gấp 5 lần testosterone. Tại chân tóc, DHT liên kết với các thụ thể đặc biệt của tế bào nang tóc, khiến nang tóc nhỏ dần, biến mất. DHT còn kích thích tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, tóc xuất hiện nhiều dầu và dễ rụng.
Tóc nam giới rụng từng đợt khoảng 3-4 tháng và được thay thế bằng sợi tóc mịn giống như lông. Đầu tiên, tóc rụng lõm nhỏ ở giữa vùng trán và thái dương; rồi rụng lan ra theo hình vòng xoáy, đến đỉnh đầu. Sau đó, tóc chỉ còn ở vùng thái dương và vùng chẩm.Ở giai đoạn chót, tóc còn rất ít, chỉ còn một băng hẹp, thưa, vòng quanh phía dưới, phía sau và hai bên đầu.
Ở phái nữ, giai đoạn sau sinh và độ tuổi tiền mãn kinh, sự thay đổi các nội tiết tố trong cơ thể cũng làm mất cân bằng nồng độ DHT và testosteron. Lúc đầu, tóc rụng ở đỉnh đầu và có hình ảnh giống như các đường rẽ chân tóc rộng ra. Sau đó bệnh lan ra phía trước đến cách chân tóc vùng trán khoảng 1 cm, cuối cùng là rụng tóc đến hết đỉnh đầu. Có thể kèm theo các dấu hiệu tăng lượng kích thích tố nam như nổi mụn, mọc lông nhiều, rối loạn kinh nguyệt.
Vấn đề về buồng trứng
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là sự mất cân bằng trong giới tính nam và nữ. Dư thừa nội tiết androgen ở nữ có thể dẫn đến u nang buồng trứng, tăng cân, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, vô sinh, cũng như mỏng tóc. Hormone nam tồn tại quá nhiều trong PCOS, phụ nữ có thể thấy nhiều lông hơn trên mặt và cơ thể.
Thiếu máu, thiếu sắt
Những người bị thiếu máu thiếu sắt thường phàn nàn rằng tóc của họ thưa và dễ gãy. Trong thực tế, rụng tóc là một trong những triệu chứng nổi bật nhất và sớm nhất của thiếu sắt trong cơ thể.
Do mức độ sắt thấp trong cơ thể, máu thiếu khiến các tế bào máu đỏ vận chuyển oxy đến các tế bào khắp cơ thể bạn, bao gồm các nang tóc không đủ. Nếu không có đủ oxy, tóc bị tước đoạt các chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho sự tăng trưởng và khỏe mạnh.
Một nghiên cứu năm 2006 được công bố trên Tạp chí của Viện Da liễu Mỹ báo cáo rằng thiếu hụt sắt liên quan đến rụng tóc. Phụ nữ bị thiếu sắt có nguy cơ mất Telogen tóc, theo một nghiên cứu năm 2009 được công bố trong Acta Dermatovenerologica Croatica mức độ ferritin huyết thanh thấp hơn hoặc bằng 30 ng/mL được cho là có liên quan tới mất Telogen tóc.
Cũng một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên Tạp chí khoa học y tế Hàn Quốc đã khẳng định mối liên hệ giữa tình trạng thiếu sắt và rụng tóc ở nữ giới, đặc biệt là ở phụ nữ tiền mãn kinh. Cùng với rụng tóc, nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, tay chân lạnh, suy nhược và làn da nhợt nhạt, bạn cần kiểm tra mức độ sắt là không nghi ngờ gì nữa.
Lupus
Lupus, một loại bệnh tự miễn, cũng có thể dẫn đến rụng tóc. Trong bệnh này, hệ thống miễn dịch của bạn tấn công các mô khỏe mạnh và dẫn đến viêm. Kết quả là gây ra tình trạng viêm da và da đầu, dẫn đến rụng tóc. Trong thực tế, tóc mỏng, tóc rụng thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh lupus.
Rụng tóc ở bệnh nhân lupus có thể xảy ra chủ yếu trong khi gội đầu hoặc chải tóc. Khi đó, tóc trở nên khô, giòn và thô. Hơn nữa, lupus có thể dẫn đến bệnh tuyến giáp tự miễn, đó là một nguyên nhân phổ biến gây rụng tóc.
Một nghiên cứu năm 2009 được công bố trên Tạp chí khoa học y học Bắc Mỹ báo cáo rằng, rụng tóc là một trong những đặc điểm lâm sàng nổi bật nhất của bệnh lupus ban đỏ.
Cùng với rụng tóc, nếu bạn bị mệt mỏi thường xuyên, đau khớp, sưng, đau cơ, đau đầu, viêm loét miệng, nhạy cảm ánh sáng và phát ban hình bướm trên má và mũi thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn để được điều trị kịp thời, giúp ngăn chặn rụng tóc.
Da đầu nhiễm trùng
Da đầu không khỏe mạnh có thể gây ra tình trạng viêm trong các nang tóc, làm cho tóc khó phát triển. Trong thực tế, một bệnh nhiễm trùng da đầu có thể dẫn đến rụng tóc. Có nhiều loại nhiễm trùng da đầu khác nhau, nhưng phổ biến nhất là nấm da capitis. Nó là một loại nhiễm trùng nấm, cũng giống như “bệnh ghẻ” của da đầu.
Các loại nấm có thể sống trên các tế bào chết của tóc và lây lan dễ dàng. Nó có thể ảnh hưởng đến phần da nơi nó ký sinh hoặc toàn bộ da đầu. Các khu vực bị nhiễm thường bị hói với những chấm nhỏ màu đen. Nó thường xảy ra ở trẻ em và chấm dứt khi dậy thì. Tuy nhiên, nó cũng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Trong một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên Tạp chí tóc và da đầu quốc tế, có 210 trong tổng số 2.800 trẻ em khám tại các phòng khám da liễu có tình trạng rụng tóc và rối loạn da đầu.
Trong số đó 210 trẻ em, nấm da capitis là nguyên nhân phổ biến nhất của rụng tóc (chiếm 40,0%), tiếp theo là rụng tóc từng vùng (26,2%) và Telogen effluvium (một rối loạn da đầu) (17,6%).
Tắc động mạch
Tắc động mạch có thể gây ra rụng tóc ở nam giới. Trong thực tế, chứng hói đầu ở đỉnh đầu của đàn ông, là một dấu hiệu phổ biến của động mạch bị tắc. Ngoài ra, nó có thể gây rụng lông chân.
Một nghiên cứu năm 2000 được công bố trong Archives of Internal Medicine báo cáo rằng có mối liên hệ giữa hói đầu và bệnh tim mạch vành. Vấn đề phổ biến hơn ở nam giới có mức độ tăng huyết áp hoặc cholesterol cao.
Một nghiên cứu năm 2013 được công bố ở Ấn Độ Dermatology Journal Online xác nhận có mối liên kết giữa hói đầu và bệnh tim mạch vành.
Một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên Tạp chí Y học Anh giải thích rằng hói đầu có thể chỉ ra sự đề kháng insulin, viêm mãn tính hoặc tăng nhạy cảm với testosterone, tất cả đều được tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc thúc đẩy bệnh tim mạch.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]