Theo giáo sư David Ravine, trưởng khoa Di truyền tại Viện nghiên cứu miền Tây Australia (WAIMR), có một thuật toán giúp dự đoán khá chính xác về chiều cao của trẻ thông qua chiều cao của cha mẹ. Cụ thể như sau:
Đối với bé trai:
Chiều cao của trẻ = (Chiều cao của bố + chiều cao của mẹ + 13)/2
Đối với bé gái:
Chiều cao của trẻ = (Chiều cao của bố + chiều cao của mẹ - 13)/2
Chiều cao của trẻ được quy định bởi gen, môi trường và dinh dưỡng.
Lưu ý rằng khi chiều cao giữa bố và mẹ chênh lệch quá lớn thì cũng có công thức khác phức tạp hơn để tìm ra chiều cao tối đa của trẻ.
Trong một bài viết khác, giáo sư Ravine cho rằng, gen quyết định 70% chiều cao của trẻ khi trưởng thành. "Có một danh sách dài các gen ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao của chúng ta. Thông thường, chiều cao của con sẽ phản ánh chiều cao của bố mẹ chúng", giáo sư cho biết.
Ravine cũng khẳng định thêm rằng yếu tố môi trường và dinh dưỡng đóng vai trò không nhỏ đối với chiều cao của một cá nhân, chiếm khoảng 30%. "Dinh dưỡng tác động tới hình dáng và sự phát triển của chúng ta. Bởi vậy, để phát huy được tối đa chiều cao tiềm năng của trẻ, bố mẹ cần quan tâm bổ sung các dưỡng chất cho trẻ từ những năm đầu đời".
Tại Việt Nam, bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam) cho biết, có 3 giai đoạn cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều cao, đó là:
- Giai đoạn 9 tháng bào thai: Nếu mẹ bầu được đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tốt trong thời gian này, tăng cân từ 10-20 kg thì chiều cao trung bình của bé khi ra đời là 50 cm.
- Giai đoạn sơ sinh - 3 tuổi: Trong năm đầu tiên bé sẽ tăng 25 cm, 2 năm tiếp bé sẽ tăng lên 10 cm mỗi năm trong điều kiện dinh dưỡng tốt. Đây là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ.
- Giai đoạn dậy thì (10-16 tuổi đối với bé gái và 12-18 tuổi đối với bé trai): Trong 1-2 năm bất kỳ của độ tuổi này, chiều cao của bé tăng nhanh từ 8-12 cm, sau đó chiều cao sẽ tăng nhưng không đáng kể. Tổng cộng số tăng chiều cao của các năm sau không bằng một năm chiều cao tăng vọt của thời kỳ dậy thì.
Tại Việt Nam, bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam) cho biết, có 3 giai đoạn cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều cao, đó là: - Giai đoạn 9 tháng bào thai: Nếu mẹ bầu được đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tốt trong thời gian này, tăng cân từ 10-20 kg thì chiều cao trung bình của bé khi ra đời là 50 cm. - Giai đoạn sơ sinh - 3 tuổi: Trong năm đầu tiên bé sẽ tăng 25 cm, 2 năm tiếp bé sẽ tăng lên 10 cm mỗi năm trong điều kiện dinh dưỡng tốt. Đây là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ. - Giai đoạn dậy thì (10-16 tuổi đối với bé gái và 12-18 tuổi đối với bé trai): Trong 1-2 năm bất kỳ của độ tuổi này, chiều cao của bé tăng nhanh từ 8-12 cm, sau đó chiều cao sẽ tăng nhưng không đáng kể. Tổng cộng số tăng chiều cao của các năm sau không bằng một năm chiều cao tăng vọt của thời kỳ dậy thì. |
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]