Dầu ăn là thứ không thể thiếu trong các bữa cơm hàng ngày của người Việt bởi đây là nguyên liệu kết hợp chế biến các món ăn như chiên, xào, quay… Thế nhưng nếu dùng sai cách, dầu ăn có thể gây ung thư.
Dưới đây là những sai lầm khi dùng dầu ăn cần phải bỏ ngay:
Dùng dầu ăn thay mỡ lợn
Gần đây, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang dùng mỡ lợn sau khi có thông tin các loại dầu thực vật khi sử dụng ở nhiệt độ cao giải phóng ra nhiều loại hóa chất độc hại, có thể gây ung thư. Thế nhưng, theo khuyến cáo của bà Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia trên Khỏe & Đẹp, dầu ăn và mỡ động vật đều có ưu, nhược điểm và tùy thuộc lứa tuổi, từng giai đoạn mà có cách kết hợp cho hợp lý. Nếu người tiêu dùng chỉ dùng mỡ lợn mà không dùng dầu ăn thực vật hoặc ngược lại dùng dầu ăn mà không dùng mỡ là quyết định sai lầm.
Không nên bỏ hoàn toàn mỡ lợn và chỉ ăn dầu ăn
Bởi với những người ngoài 50 tuổi trở lên bị rối loạn chuyển hóa chất béo như tăng cholesterol thì mới phải kiêng ăn mỡ. Còn trẻ em càng cần phải ăn mỡ, nhất là đối với trẻ dưới 1 tuổi phải ăn 70% mỡ trong khẩu phần ăn. Đối với người trưởng thành, khi nào bị cholesterol máu thì mới phải kiêng ăn mỡ còn bình thường vẫn có thể dùng.
Dầu ăn chiên đi chiên lại
Rất nhiều người có thói quen khi chiên, rán thức ăn thường dùng nhiều dầu mỡ. Sau khi rán xong, thay vì đổ đồ mỡ thừa đi thường giữ lại chiên đi chiên lại hoặc rán, xào các món ăn cho bữa ăn sau. Tuy nhiên, đây là cách không tốt cho sức khỏe chút nào.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dầu ăn sau khi dùng để chiên, rán tốt nhất nên bỏ đi không nên sử dụng lại vì sau khi rán, mùi mỡ đã có mùi thức ăn cũ, khét khi dung chế biến tiếp sẽ làm thực phẩm mất hương vị thơm ngon.
Sau khi nấu ở nhiệt độ cao trong thời gian dài, trong dầu ăn rất dễ sản sinh ra transfat - một chất có hại cho sức khỏe, aldehyde, fatty acid oxide... Những chất này khi đi vào cơ thể sẽ phá hủy các men tiêu hóa làm khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, các bệnh lý tim mạch, ung thư…
Dầu ăn sau khi dùng để chiên, rán tốt nhất nên bỏ đi không nên sử dụng lại vì sau khi rán.
Dầu ăn chiên đi chiên lại cũng làm giảm giá trị của dầu, phá hủy các vitamin có trong dầu. Đồng thời những cặn thực phẩm bị cháy trong quá trình chiên rán còn đọng lại trong dầu đã qua sử dụng mà mắt thường không nhìn thấy cũng là một tác nhân gây hại cho sức khỏe người sử dụng.
Khi nấu ăn, các bà nội trợ cần cân đối lượng dầu mỡ phù hợp tránh lãng phí và không dùng lại dầu, mỡ thừa.
Chế biến dầu ăn ở nhiệt độ cao
Một sai lầm nguy hiểm khác mà rất nhiều người mắc phải là cho dầu vào nồi rồi chờ tới khi dầu ăn sôi hay bốc khói mới cho thức ăn vào chế biến.
Nhiệt độ cao không những làm ảnh hưởng, phá vỡ chất dinh dưỡng có trong dầu ăn và còn sản sinh ra các chất độc là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh ung thư.
Không nên chế biến dầu ăn ở nhiệt độ cao.
Các nhà khoa học cho rằng, dầu ăn khi đun nóng trên 180 độ C sẽ khiến dầu biến chất sinh ra các chất độc hại. Cụ thể, khi bị ra nhiệt quá cao (đun nấu ở nhiệt độ cao), các chất axit béo trong dầu thực vật sẽ bị rối loạn cấu trúc tế bào, có thể gây đột biến gen. Chúng có thể tạo ra các amin sinh vật dẫn đến nguy cơ gây ung thư, đặc biệt là ung thư trực tràng, ung thư gan, phổi, vú. Ngoài ra chúng còn có nguy cơ làm giảm miễn dịch của cơ thể do làm dư thừa lipid...
Để an toàn, bạn có thể dùng chảo hay nồi để trên bếp cho tới khi nóng già rồi mới đổ dầu vào và chế biến. Nhận biết nhiệt độ dầu qua cảm quan bằng cách dầu càng sôi lâu thì nhiệt độ càng tăng.
Dùng duy nhất một loại dầu ăn
Nhiều gia đình thường chỉ dùng duy nhất một loại dầu ăn vì nghĩ đó là loại tốt cho sức khỏe nhất hoặc là cách tiết kiệm. Bạn nên thay đổi thói quen này bởi không phải loại dầu ăn nào cũng đáp ứng đầy đủ những chất mà cơ thể cần. Việc thay đổi các loại dầu ăn khác nhau sẽ có lợi cho cơ thể.
Hãy dùng ít nhất 2 loại dầu ăn để đảm bảo sức khỏe.
Trong căn bếp của mỗi gia đình nên có 2 loại dầu. Một loại phù hợp cho chiên, rán như các loại dầu cooking vì có khả năng chịu được nhiệt độ cao trong quá trình nấu nướng. Còn một loại dầu chỉ dùng để sử dụng với những món ăn xào, ướp thực phẩm, ăn sống trực tiếp, làm salad, gỏi như các loại dầu như hướng dương, đậu nành, hạt cải, ô-liu… hấp thu tốt các vitamin A, D, E, K có trong thực phẩm, bổ sung các acid béo thiết yếu và tăng vị ngon cho thức ăn.
Nhiều người lại có tâm lý ngại dầu ăn vì sợ chất béo. Đây là cách nghĩ sai lầm. Nhu cầu chất béo chiếm từ 15 - 30% trên tổng năng lượng mang lại từ khẩu phần ăn là cân đối. Dầu ăn sẽ cung cấp một lượng chất béo hữu ích.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]