Tự tử vì cực khoái liên tục
Gretchen Molannen, sống ở bang Florida, Mỹ mới đây đã được phát hiện tự tử tại nhà riêng vì không thể tiếp tục chiến đấu với chứng lên đỉnh liên tục. Cô đã từng miêu tả chứng quá dễ lên đỉnh của mình như một công tắc không thể tắt. Đã từng một thời, Molannen là một biên dịch viên ưu tú, với việc thông thạo cả tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Tây Ban Nha. Nhưng hội chứng quá dễ lên đỉnh đã khiến cô phải nhận những công việc bấp bênh và thời vụ. Cô rơi vào áp lực và khó chịu liên tục. Cô đã chia sẻ trường hợp của mình với báo chí để mong được chia sẻ từ chuyên gia. Nhưng cô không thể chờ đợi thêm nên đã tự tự để tìm đường giải thoát.
Trường hợp của Molannen đã khiến dư luận nước Mỹ lo ngại bởi số người mắc hội chứng này ở Mỹ đang gia tăng chanh chóng. Còn tờ The Sun, Anh đưa tin cô Zara Richardson, 30 tuổi cũng đang chiến đấu với tình trạng lên đỉnh 500 lần mỗi ngày dù không có quan hệ tình dục. Trường hợp khác là Kim Ramsey, Anh 44 tuổi bị chứng này sau một tai nạn ngã cầu thang.
Tờ Shukan Post, Nhật Bản dẫn lời phụ nữ giấu tên nói rằng chỉ cần vào nhà vệ sinh, chị ra cũng có thể run lên bần bật, và hội chứng này đang tăng chóng mặt ở đất nước này.
Gretchen Molannen một nạn nhân của chứng rối loạn kích thích tình dục.
Những người như Molanen, Richardson có thể cực khoái chỉ vì nghe tiếng máy in, bước lên tàu điện ngầm, hoặc thậm chí chỉ ngồi yên cũng có cảm giác ấy.
Chứng bệnh nhiều bí hiểm
Hội chứng trên được khoa học gọi là hội chứng luôn bị kích thích tình dục (PGAD), tiếng Nhật là Iku- Iku- byo. Đó hiện tượng người phụ nữ có thể đạt cực khoái liên tục khi có một sự thay đổi, tác động rất nhỏ đối với cơ thể hoặc môi trường xung quanh. Sự lên đỉnh này xảy ra hoàn toàn không liên quan đến mong muốn tình dục của phụ nữ, và nhiều khi không chỉ xảy ra nhất thời, mà có thể lặp lại nhiều lần trong vài ngày hoặc một tuần.
Giáo sư người Mỹ Sandra R. Leiblum nhà tâm lí học nổi tiếng và tác giả nhiều tác phẩm trong lĩnh vực sức khỏe giới tính là người đầu tiên nói về căn bệnh này vào năm 2001, tại Nhật Bản. Bà miêu tả biểu hiện đặc trưng của PGAD là cảm giác mạnh/ tắc nghẽn ở âm đạo và những cơn cực khoái liên tục xảy ra, bất kể ngày đêm, trong khi người bệnh không hề có chút ham muốn tình dục nào. Đến năm 2010, Leiblum qua đời và bà vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây hội chứng này.
Sau nghiên cứu của Leiblum, một số khoa học gia đã tiếp tục nghiên cứu nhưng đều đưa ra nguyên nhân khác nhau. Một số nhà khoa học Hà Lan cho rằng nó có liên quan đến hội chứng “chân tay bồn chồn”. Các nhà nghiên cứu tại Trường đại học Rutgers, Mỹ lại kết luận hội chứng này do những u nang nhỏ xuất hiện dọc theo xương sống ở phần dưới thấp, gọi là u nang Tarlov. GS. Marcel Waldinger,Trường ĐH Utrecht, Mỹ lại cho rằng là do tổn thương dây thần kinh ở lưng trong phạm vi âm hộ.
Khi phụ nữ bị hưng phấn quá độ do một sự kích thích tình dục nào đó, các dây thần kinh xung quanh bộ phận sinh dục của họ sẽ phản ứng với sự kích thích này, rồi sau đó tăng cao dần lên và đạt tới đỉnh điểm. Việc gần như lịm đi vì khoái cảm sẽ khiến họ mất kiểm soát cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định, bất kể đang làm gì, ở đâu. Điều đó thật nguy hiểm nếu như những phụ nữ này đang lái xe, đang leo cầu thang bộ hay đang vận hành máy móc bởi họ có thể gặp tai nạn. Nhiều người cảm thấy xấu hổ vì bản thân mình quá kỳ cục. Hay số khác lại sợ quan hệ tình dục bởi lên đỉnh đã là nỗi ám ảnh ma quỷ với họ.
Đạt cực khoái liên tục dù không hề có kích thích nào
Hội chứng đạt cực khoái liên tục hay còn gọi là hội chứng luôn bị kích thích tình dục (PSAS) là hiện tượng người phụ nữ có thể đạt cực khoái liên tục ngay cả khi không hề có bất kì kích thích nào. Đây là một căn bệnh liên quan đến tình dục và rất khó giải thích, khiến cho người phụ nữ nhiều lúc không biết mình đi đâu về đâu, thậm chí gây ra chết người.
PSAS được miêu tả là hiện tượng gây nên hưng phấn đặc biệt khi bị tác động, hoặc suy nghĩ đến tình dục. Sự hưng phấn này nhiều không chỉ xảy ra nhất thời, mà có thể lặp lại nhiều lần trong vài ngày hoặc một tuần. Thực ra hiện tượng PSAS đã được Tiến sĩ Sandra Leiblum phát hiện tại Nhật và công bố 6 năm về trước.Ông cho biết: "Điều kỳ lạ là những người phụ nữ bị căn bệnh này có thể đạt tới đỉnh điểm của khoái cảm mà không cần một sự kích thích tình dục từ bên ngoài nào. Tôi nghĩ có thể đây là một sự bất thường của thần kinh cảm giác".
Họ không dám đến những nơi ồn ào như quán rượu, câu lạc bộ vì những âm thanh ồn ào làmhọ bị kích thíchđiên khùng.
Sarah mới 24 tuổi và bị hội chứng PSAS, làm cho máu lưu thông đến những bộ phận sinh dục nhiều hơn. Sarah cho biết hội chứng PSAP có thể làm cô “lên đỉnh” bất cứ lúc nào trong ngày. Cô không dám đến những nơi ồn ào như quán rượu, các câu lạc bộ vì những âm thanh ồn ào làm cô bị kích thích điên khùng luôn. Sarah Carmen (Luân Đôn) có thể “lên đỉnh” 200 lần mỗi ngày. Gần như cô có thể có “đạt” một cách thật chất lượng từ bất cứ thứ gì “rung rinh và rung động”.
Lời khuyên cho những ai mắc bệnh
Hiện nay các bác sỹ cũng chưa có kết luận cuối cùng cho căn bệnh này và chưa có thuốc nào để điều trị. Nhưng dưới đây là một số lời khuyên trên trang psas.nl (trang web chuyên thu thập thông tin về hội chứng PGAD) có thể giúp phụ nữ không may mắc phải chứng này:
- Khi ngồi: Phần lớn phụ nữ luôn trong tình trạng đạt cực khoái sẽ thấy bị kích thích mạnh hơn khi ngồi do tác động đến vùng sinh dục. Hãy để cái gối hình bánh donut lên ghế, lỗ càng to càng tố, chủ yếu để vùng sinh dục của bạn không chạm vào ghế.
- Tư thế cơ thể và các hoạt động: Cố gắng ý thức những tư thế, những hoạt động nào gia tăng sự kích thích, dần dần bạn sẽ tìm ra cách để hạn chế chúng.
- Quần áo: Tránh mặc quần bò, quần lót chật, không dùng tampon.
- Nước nóng: đặt một chai nước nóng lên vùng sinh dục bị kích thích đôi khi cũng mang tác dụng hiệu quả.
- Bơi hoặc tắm bồn cũng làm giảm kích thích.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]