Không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch...
Nấm ăn là những loại nấm không độc hại, được con người dùng làm thực phẩm.
Nấm ăn là những loại nấm không độc hại, được con người dùng làm thực phẩm. Ở Trung Quốc, nấm hương đã được biết đến từ thời Xuân thu Chiến quốc. Nấm được các y thư cổ đánh giá là thứ "ăn được, bồi bổ được, có thể dùng làm thuốc, toàn thân đều quý giá".
Trong giới sinh vật có gần 7 vạn loài nấm, nhưng chỉ có hơn 100 loài có thể ăn hoặc dùng làm thuốc, thông dụng nhất là mộc nhĩ đen, ngân nhĩ, nấm hương, nấm mỡ, nấm rơm, nấm kim châm, nấm trư linh... Ngoài nguồn thu hái từ thiên nhiên, người ta đã trồng được hơn 60 loài theo phương pháp công nghiệp với năng suất cao. Nhiều nhà khoa học cho rằng, nấm sẽ là một trong những thực phẩm rất quan trọng và thông dụng của con người trong tương lai.
Ngoài giá trị cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nấm ăn còn có nhiều tác dụng dược lý khá phong phú như:
Giảm thiểu nguy cơ ung thư
Đó là do nấm giàu các chất chống ôxy hóa. Nấm có dự trữ chất chống ôxy hóa tương đương các sản phẩm lành mạnh nhất trong các loài rau. Selenium của nấm kìm chân sự phát triển khối u, chống viêm, kích hoạt chức năng các enzym của gan và hỗ trợ nỗ lực vô hiệu hóa một số nguyên tố gây ung thư. Thông qua tác dụng điều chỉnh chu kỳ tăng trưởng tế bào, vitamin D của nấm cũng chống ung thư. Trái lại, axit folic đóng vai trò quan trọng trong tổng hợp DNA và các quá trình sửa chữa, ngăn ngừa sự xuất hiện các biến thể gen.
Giàu vitamin và khoáng chất
Nấm giàu các vitamin thuộc nhóm B như riboflavin (vitamin B2), axit folic (vitamin B9), thiamin (vitamin B1), axit pantothenic (vitamin B5) và niacin (vitamin B3). Nấm cũng có khá nhiều thành phần vi khoáng quý hiếm đối với cơ thể như selenium, kali, đồng, sắt và fosfor.
Giúp giữ dáng
Chất xơ sẵn có trong nấm tạo cảm giác nhanh no bụng đồng thời duy trì trao đổi chất ở cấp độ cao. Trong thành tế bào nấm có hai loại chất xơ: beta-glucan và chitin, những hợp chất giảm thiểu cảm giác háu ăn.
Beta-glucan giảm thiểu sự hấp thụ đường, sản xuất insulin và cắt giảm nồng độ cholesterol trong máu, hạ thấp nguy cơ xuất hiện các bệnh liên quan đến béo phì.
Vitamin D của nấm cũng giúp duy trì cân nặng hợp lý. Tiếp theo vitamin B6 cải thiện hấp thụ kẽm, thành phần giảm thiểu cơn đói cồn cào và thói thèm ăn đồ ngọt, trái lại những vitamin khác thuộc nhóm B trong nấm bảo đảm hoạt động bình thường của tuyến giáp - yếu tố duy trì trao đổi chất hoàn hảo.
Củng cố tim
Liều đáng kể vitamin C, chất xơ và kali là món “cocktail” trong mơ dành cho tim và hệ tim mạch. Việc ăn nấm, thực phẩm giàu kali và rất nhạt (nếu không nêm quá nhiều muối, nước mắm... trong quá trình chế biến) sẽ giúp hạ áp huyết, giảm nguy cơ tăng áp huyết và các bệnh tim mạch. Chỉ cần 3 g beta-glucan/ngày (liều sẵn có trong nửa bát nấm rơm thái mỏng) có thể hạ 5% nồng độ cholesterol.
Giải độc và bảo vệ tế bào gan
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiều loại nấm ăn có tác dụng giải độc và bảo vệ tế bào gan rất tốt. Ví như nấm hương và nấm linh chi có khả năng làm giảm thiểu tác hại đối với tế bào gan của các chất như carbon tetrachlorid, thioacetamide và prednisone, làm tăng hàm lượng glucogen trong gan và hạ thấp men gan. Nấm bạch linh và trư linh có tác dụng lợi niệu, kiện tỳ, an thần, thường được dùng trong những đơn thuốc Đông dược điều trị viêm gan cấp tính.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]