Bạn thấy mình ướt đẫm mồ hôi khi thức dậy vào những đêm nóng nực, đó là chuyện bình thường. Nhưng vào những ngày thời tiết dễ chịu mà hiện tượng này vẫn xảy ra thì đây là điều bất thường bạn cần nhờ đến bác sĩ tư vấn.
Thực ra đổ mồ ban đêm là chuyện không hiếm. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y khoa Gia đình ở Mỹ ghi nhận, khoảng 1/3 số bệnh nhân được chăm sóc ban đầu cho biết đã đổ mồ hôi ban đêm trong suốt một tháng mùa đông. Tuy nhiên, không ai biết chính xác mức độ thường xuyên của triệu chứng vì phần lớn bệnh nhân không thông báo triệu chứng của họ cho bác sĩ bởi nghĩ đây là điều bình thường.
Nghiên cứu do Tiến sĩ Mold và cộng sự cho thấy một số yếu tố làm tăng triệu chứng đổ mồ hôi ban đêm gồm: cảm giác hoảng loạn, khó ngủ, sốt, tê tay và chân, lo lắng, căng thẳng, khó thở vào ban đêm. Đổ mồ hôi đêm còn có thể do tác dụng phụ của thuốc, bao gồm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) thường được kê cho bệnh nhân trầm cảm. "Mặc dù các tác nhân gây ra tình trạng này không được chứng minh hay bác bỏ một cách chắc chắn, song SSRIs có thể là một nguyên nhân", tiến sĩ Mold nói.
Trong trường hợp xấu nhất, đổ mồ hôi ban đêm có thể cho thấy một số vấn đề nghiêm trọng. Nghiên cứu của Tiến sĩ Mold cho rằng đó có thể là triệu chứng của bệnh tự miễn dịch, các vấn đề về tim mạch, rối loạn nội tiết tố, các bệnh liên quan đến dạ dày, HIV, lao, ung thư, ngưng thở khi ngủ và hoảng loạn.
Các nhà khoa học giải thích cơ chế khiến bạn đổ mồ hôi như tắm vào ban đêm như sau: Thông thường cơ thể tiết mồ hôi để giảm nhiệt độ thân nhiệt trung bình xuống còn (37 độ C) khi môi trường bên ngoài vượt mức giới hạn nhiệt độ trung bình. Có nhiều nguyên nhân khiến thân nhiệt vượt tăng cao, có thể do sức nặng của chăn mền đến quá trình viêm nhiễm trong cơ thể khi bạn bị nhiễm trùng hay mắc một bệnh nào đó. Một số nghiên cứu còn cho thấy nhiệt độ cơ thể tăng là do các chất trung gian kích thích viêm nhiễm tăng theo chu kỳ suốt đêm. Bên cạnh đó là một số điều kiện khác tác động đến hệ thống thần kinh giao cảm, các tuyến mồ hôi, hoặc các yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng tự điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể.
Ngoài ra những người lao động chân tay nhiều có thể đổ mồ hôi khi ở nhiệt độ thấp hơn vào ban đêm. Chưa thể khẳng định chắc chắn điều này có phải là nguyên nhân dẫn đến đổ mồ hôi ban đêm không, song nghiên cứu của Human Kinetics cho thấy đổ mồ hôi ban đêm có thể là một dấu hiệu của việc tập luyện quá sức.
Ông cũng gợi ý mọi người nên theo dõi nhiệt độ cơ thể của mình mỗi ngày 2 lần và trong suốt một tuần để xem có cơn sốt nào không. Thông thường, ra mồ hôi ban đêm không phải chỉ là triệu chứng khi một cơ quan nào đó hoạt động sai chức năng mà có thể là cơ thể đang bị trục trặc ở nhiều bộ phận.
Theo Mold, để giảm đổ mồ hôi ban đêm, cách tốt nhất là chữa từ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Trong trường hợp đổ mồ hôi đêm do SSRIs gây ra, thuốc chẹn alpha-adrenergic có thể giúp cải thiện triệu chứng. "Tóm lại, nếu thức dậy với tình trạng người ướt đẫm mồ hôi mỗi đêm, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ", tiến sĩ Mold khuyên.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]