Phần lớn các cơn ho tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên bạn cần hỏi bác sĩ ngay khi có thể nếu bạn bị phát triển cơn ho kéo dài. Bạn cũng cần tìm kiếm sự tư vấn về y tế nếu cơn ho là trầm trọng và đau, có ra máu hay ra đờm có màu khác lạ hoặc ho đi kèm với các triệu chứng khác như đau ngực hay thở gấp.
Với những trường hợp như vậy, tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc để điều trị hoặc đến cửa hàng thuốc hỏi ý kiến người bán thuốc để mua thuốc là không nên một chút nào bởi vì làm như vậy không những bệnh không khỏi mà đôi khi còn nặng thêm và gây nguy hiểm hơn cho người bệnh.
Để phòng tránh bị ho, nhất là khi thời tiết chuyển mùa, các bạn nên vệ sinh răng, họng, miệng hằng ngày. Nếu có nghiện thuốc lá, thuốc lào nên bỏ đặc biệt là những người bị bệnh hen, bệnh tim, bệnh viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, bệnh lao phổi và trong nhà có trẻ em thì việc bỏ thuốc lá, thuốc lào càng sớm càng tốt.
Cần vệ sinh môi trường trong từng gia đình, thôn xóm, khu phố, phường. Những vùng nông thôn đang dùng bếp củi, bếp rơm rạ nên sử dụng loại bếp ít khói. Ngoài ra bạn cần hạn hạn chế những điều sau:
1. Không nằm thẳng khi ngủ
Nằm thằng khi ngủ sẽ khiến cho phần dịch và phần chất nhầy tích tụ trong ngày sẽ chảy xuống họng, làm cho cổ họng bị kích thích và khiển cho hiện tượng ho càng nhiều hơn.
Nếu bị ho, bạn hãy nằm nghiêm một bên để giảm triệu chứng khó chịu này, đặc biệt là khi bị ho có đờm.
2. Không làm việc quá sức
Không nên làm việc quá sức khi bị ho dồn dập
Mặc dù ho không phải là một bệnh quá nặng và buộc bạn phải nghỉ làm việc, nhưng điều này cũng không có nghĩa là bạn sẽ tiếp tục vùi đầu vào công việc mặc cho các cơn ho ngày càng trở nên dồn dập hơn. Ho là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang có những bất ổn và vì vậy, bạn cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để hệ thống miễn dịch có đủ thời gian phục hồi và khỏe khoắn trở lại. Như vậy, cơ hội khỏi bệnh của bạn cũng sẽ cao hơn.
3. Không hút thuốc lá
Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ho ở những người đang bị bệnh viêm phế quản. Không chỉ gây kích ứng lớp niêm mạc ở thành cổ họng, hút thuốc còn làm trì hoãn quá trình phục hồi của bệnh và làm tăng nguy cơ ung thư. Nếu bạn không hút thuốc lá thì cũng đừng quên rằng việc ngửi khói thuốc tỏa ra từ những người hút thuốc (hút thuốc lá thụ động) cũng nguy hiểm tương tự.
4. Không dùng những loại đồ uống có chứa caffeine
Những người bị ho do bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay chứng dư a-xít trong dạ dày nên tránh tiêu thụ những loại đồ uống có chứa caffeine trong giai đoạn bị bệnh. Mặc dù nhóm đồ uống này có tác dụng làm dịu cơn ho tạm thời nhưng thực chất, chúng lại làm cho các cơ vòng ở thực quản bị giãn nở rộng, khiến lượng a-xít từ dạ dày trào ngược lên thực quản nhiều hơn.
5. Hạn chế các loại thực phẩm
Quả quýt
Vỏ quýt có thể chữa ho, long đờm nhưng thịt quýt lại có tác dụng ngược lại. Trong thịt quýt chứa cellulite khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.
Dừa, mía
Dừa, các sản phẩm từ dừa và nước dừa rất mát cho cơ thể nhưng nếu bạn bị ho, suyễn thì không nên ăn tất cả những gì liên quan đến dừa. Bởi dừa có tính lạnh, ăn nhiều sẽ gây trở ngại cho nội tạng. Tương tự như vậy bạn cũng không nên ăn hay uống nước mía khi bị ho.
Cá, tôm, cua
Nếu ăn cá, tôm, cua khi đang bị ho thì sẽ khiến bệnh càng nặng hơn. Nguyên nhân bởi hệ hô hấp dễ bị kích thích do vị tanh của cá. Chưa kể đến việc nhiều người bị dị ứng với chất protein trong tôm, cá. Mà dị ứng thức ăn là một trong những nguyên nhân gây ra ho.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]