Theo Đông Y cà có chứa tính ngọt, hàn, có tác dụng tiêu viêm, nhuận tràng khá tốt. Cà còn được dùng để chế biến thành các bài thuốc thanh nhiệt, giải độc cho người bị sốt rét, thương hàn.
Theo y học hiện đại cà là loại rau quả có chứa hàm lượng vitamin E, P cao, protein, canxi, sắt, phốt pho, ma giê,… đặc biệt chứa chất Nightshade soda - một chất có tác dụng chống ung thư, ức chế tăng sinh khối u trong bộ máy tiêu hóa.
Tuy nhiên, cà xanh có lượng solanin cao gấp 5 - 10 lần so với mức an toàn khi tiếp xúc với cơ thể. Do đó, việc sử dụng cà không đúng cách, thường ăn cà sống, cà xanh, chưa chín kỹ sẽ là mối hiểm họa với sức khỏe của bạn.
Phụ nữ ăn nhiều cà pháo cũng gây trở ngại cho hoạt động của tử cung.
Những người không nên sử dụng cà muối:
Người suy nhược cơ thể:
Người xưa thường có câu “1 trái cà bằng 3 chén thuốc”. Ý nói cà rất độc. Do đó, những người đang bị ốm nếu ăn cà vào sẽ làm tăng cảm giác mệt mỏi, khó chịu, khiến bệnh nặng thêm.
Người mới ốm dậy:
Tính hàn trong cà pháo sẽ khiến cho sức khỏe của bạn gặp nhiều bất lợi. Không những không thể giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe mà nó còn khiến bạn mệt mỏi.
Phụ nữ mang thai:
Món cà pháo muối chua, thơm giòn luôn hấp dẫn các bà bầu ốm nghén. Tuy nó có thể làm bạn “đã” cơn ốm nghén nhưng lại có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của tử cung, không tốt cho em bé.
Ngoài ra, những phụ nữ khác cũng không nên ăn quá nhiều cà pháo, để giảm sự tác động đến tử cung, vì cà pháo chứa chất độc và có tính hàn.
Phụ nữ sau sinh:
Phụ nữ sau khi sinh nếu ăn nhiều cà pháo muối sẽ gây bất lợi cho việc tạo sữa. Cả mẹ lẫn con có thể bị ho, khí huyết không thông, có thể gây nhức mỏi. Do vậy các chị em sau sinh cẩn thận ăn cà muối để tránh ảnh hưởng tới sữa cho con bú.
Người bị bệnh tử cung:
Phụ nữ ăn nhiều cà pháo cũng gây trở ngại cho hoạt động của tử cung.
Bệnh tăng nhãn áp:
Người bị bệnh tăng nhãn áp không dùng cà pháo vì có thể ảnh hưởng rất nhiều tới thị lực.
Bí quyết muối cà ngon, giảm độc tố:
Cà muối xổi:
Cà pháo, tỏi, ớt, nước mắm, đường, dấm…
– Cà pháo cắt bỏ núm, cắt lát mỏng hoặc cắt làm 4 phần.
– Cho 1 thìa muối hạt vào cà, dùng tay bóp nhẹ, và để chừng 10 phút.
– Xả sạch cà bằng nước sôi để nguội.
– Cho cà vào bát con, thêm dấm, tỏi lột vỏ đập dập, ớt bằm, mì chính, một chút nước mắm, một thìa đường, trộn lên cho đều.
– Với cà muối xổi, chỉ sau vài tiếng là có thể ăn được ngay.
Cà muối nguyên quả:
Cà bỏ núm, rửa sạch đem ngâm muối loãng trong vòng 30 phút để loại bỏ hết các chất độc còn sót lại trong quả cà rồi vớt cà, để ráo nước.
Vại dùng để muối cà cũng phải vệ sinh sạch sẽ, tráng qua nước muối đun sôi để nguội. Rải một lớp cà xuống đáy vại rồi rắc muối, giềng, tỏi lên trên.
Lần lượt cứ một lớp cà lại rắc một lớp muối đến khi hết rồi mới đổ hỗn hợp nước muối đun sôi để nguội pha cùng một thìa đường vào hỗn hợp cà, muối, giềng, tỏi.
Dùng vỉ hoặc vật nặng nén cà, ấn chặt, đậy kín nắp. Cà muối sau 2-3 ngày là đã có thể ăn được. Cà đủ độ chín, vị chua mới mang ra sử dụng. Tránh ăn cà còn quá xanh bởi khi đó chất solanin vẫn còn nhiều, gây nguy hiểm.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]