Vệ sinh cá nhân là một nhu cầu cơ bản cần thiết cho con người và phát triển tùy theo tuổi, môi trường, hoạt động của cơ thể, ý thức xã hội, trình độ văn hóa của mỗi cá nhân. Vệ sinh cá nhân còn lệ thuộc vào sở thích của mỗi cá nhân và phong tục tập quán của từng quốc gia, dân tộc.
Đối với người bệnh: vệ sinh cá nhân còn lệ thuộc vào bệnh cấp hay mạn tính và sự ảnh hưởng của việc điều trị.
1. Vệ sinh - Rửa tay trước khi ăn
Đây là một trong các thói quen rất cần thiết nhưng lại thường xuyên bị bỏ qua nhất. Việc rửa tay trước khi ăn là điều vô cùng quan trọng bởi trước đó, chúng ta đã tiếp xúc với nhiều bụi bẩn, vi trùng, vi khuẩn mà mắt thường không thể nhìn thấy.
Nếu chỉ nhìn, bạn có thể lầm tưởng rằng tay vẫn sạch nên không rửa tay trước khi ăn, thậm chí có những người còn không hề chú ý hoặc quên luôn vấn đề này. Điều này có ảnh hưởng rất xấu bởi tay không sạch sẽ trở thành nơi lan truyền các căn bệnh về đường tiêu hóa khi chúng ta ăn uống.
Cho dù bạn không dùng tay để cầm, nắm thức ăn nhưng nó hoàn toàn có thể làm lây nhiễm bệnh một cách dễ dàng do các vi trùng, vi khuẩn rơi vào đồ ăn khi chúng ta ăn uống.
2. Rửa tay sau khi đi vệ sinh
Rất nhiều người thường xuyên quên mất thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh. Bên cạnh đó, một số bạn còn cho rằng đi “nhẹ” thì không cần thiết phải rửa tay. Quan điểm này hoàn toàn sai lầm bởi chỉ cần bước vào nhà vệ sinh, chúng ta đã phải tiếp xúc với vô vàn các vi khuẩn gây bệnh.
Con đường truyền phát của phần lớn các vi khuẩn đường ruột, dạ dày là thông qua vòm họng – đào thải vật. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, hơn 60% thành bồn cầu bị lây nhiễm vật đào thải. Như vậy, khi tiếp xúc với nhà vệ sinh, đặc biệt là bồn cầu mà không rửa tay sạch sẽ, sau đó ăn uống, cắn móng tay…, chúng mình có thể ăn phải các vi khuẩn trên thành bồn cầu. Điều này gây ra nguy cơ lây nhiễm những căn bệnh rất nguy hiểm, nhất là đối với hệ tiêu hóa.
3. Đánh răng sau khi ăn
Chúng ta thường có thói quen đánh răng sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, theo các phân tích khoa học, cách làm này không mang lại hiệu quả cao. Nguyên nhân là do răng của chúng ta có thể bị các vi khuẩn làm hại trong thời gian sau khi ăn, trong khi thời gian đó bạn lại không đánh răng. Cách làm tốt nhất để làm sạch và bảo vệ răng miệng là đánh răng sau khi ăn khoảng 30 phút.
4. Giặt khăn mặt
Rất nhiều người cho rằng việc sử dụng và giặt khăn mặt thường xuyên với nước đã đủ để đảm bảo vệ sinh. Điều này không đúng chút nào bởi có rất nhiều chất bẩn, các vi trùng, vi khuẩn không thể làm sạch chỉ bằng nước thông thường. Khi đó, nó có thể gây hại ngược trở lại trong những lần rửa mặt tiếp theo.
Lời khuyên cho bạn là nên giặt khăn mặt bằng xà bông diệt khuẩn mỗi ngày để đảm bảo vệ sinh, làm sạch được khăn mặt, đồng thời tiêu diệt được các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh trú ngụ trên đó.
5. Để bàn chải đánh răng trong nhà vệ sinh
Nếu bạn đặt bàn chải bên cạnh một chiếc gương trong nhà tắm tích hợp nhà vệ sinh thì bạn nên thay đổi vị trí ngay. Các chuyên gia khuyến cáo chúng ta đặt bàn chải càng xa nhà vệ sinh càng tốt. Vì thế, nếu nhà tắm cũng là nhà vệ sinh thì bạn nên mang bàn chải ra khỏi đó. Cũng theo các chuyên gia, mỗi lần đi vệ sinh, chúng ta còn thải ra một lượng vi khuẩn vào trong không khí. Vì thế, nếu biết điều này, chắc hẳn bạn cũng không muốn để lũ vi khuẩn ấy bám vào bàn chải của mình chứ!
6. Vệ sinh, cắt móng tay, móng chân
Móng tay, móng chân là nơi trú ngụ lý tưởng cho các loại vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Nếu chúng ta không chú ý tới việc vệ sinh và cắt móng tay, móng chân thường xuyên, có thể bạn đã tạo cơ hội cho những vi sinh vật gây bệnh này xâm nhập vào cơ thể khi ăn uống hoặc cầm nắm các vật dụng khác. Nghiêm trọng hơn, nếu chúng ta dùng móng tay để gãi ngứa, các vi trùng, vi khuẩn đó có thể đi vào cơ thể thông qua các vết trầy xước, làm vết thương lâu lành hơn, thậm chí còn ảnh hưởng cả đến sức khỏe nói chung.
7. Che miệng khi ho, hắt hơi
Che miệng khi ho, hắt hơi được coi là việc làm lịch sự tối thiểu để bảo vệ môi trường và sức khỏe của những người xung quanh. Tuy nhiên, chúng ta lại rất hay quên đi vấn đề này. Việc ho hoặc hắt hơi mà không che miệng có thể vô tình làm các vi trùng, vi khuẩn từ miệng bắn ra ngoài và lan tỏa vào bầu không khí xung quanh, làm lây nhiễm bệnh và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]