Quả táo. Các chuyên gia khuyên nên ăn 1 quả táo sau mỗi bữa ăn. Hàm lượng a xít malic có trong táo giúp trung hòa a xít uric trong cơ thể và do đó làm giảm đau và viêm khớp. Thường lượng a xít uric trong cơ thể dư thừa sẽ dẫn tới bệnh gút. Nếu không thích ăn táo, bạn có thể thử nước ép táo. Hoặc bạn cũng có thể ăn 1 củ cà rốt sống mỗi ngày.
Quả cherry. Nguồn chất chống ô xy hóa dồi dào trong quả cherry giúp giảm viêm và đau ở bệnh nhân gút. Ăn khoảng 15 - 20 quả cherry mỗi ngày. Một cách khác là uống 1 ly nước ép cherry đen hằng ngày. Bạn cũng có thể thêm một vài tép tỏi băm nhỏ trong đó.
Giấm táo. Độ chua của giấm táo có tác dụng giảm các cơn đau cấp tính của bệnh gút. Nếu thêm chút mật ong vào giấm táo trước khi dùng sẽ giúp giảm sưng nhờ nó thúc đẩy các phản ứng chống viêm của cơ thể. Hòa một muỗng cà phê giấm táo vào ly nước, uống 2 - 3 lần mỗi ngày.
Gừng. Nhờ đặc tính kháng viêm của gừng nên đây là một trong những loại thảo dược tốt nhất cho bệnh nhân gút. Nó cũng giúp giảm đau đáng kể do các khớp bị viêm gây ra. Bạn có thể thêm gừng khi nấu nướng hoặc ăn sống một miếng gừng nhỏ mỗi ngày. Hoặc thêm một nửa muỗng cà phê gừng vào một ly nước nóng và hòa đều, nên uống ít nhất 1 lần/ngày. Nếu siêng thì bạn có thể nghiền gừng và hòa với chút nước, sau đó áp lên chỗ bị đau sưng và để như vậy trong vòng nửa tiếng đồng hồ. Làm cách này 1 lần/ngày.
Cherry, giấm táo, gừng, nước chanh... có ích trong việc điều trị gút - Ảnh: Hạ Huy - Shutterstock
Bột nở (baking soda). Sẽ giúp làm giảm a xít uric trong cơ thể, từ đó giúp giảm cơn đau từ bệnh gút. Theo trang tin top10homeremedies.com, bạn hãy hòa nửa muỗng cà phê bột nở vào 1 ly nước. Uống hỗn hợp này 4 lần/ngày nhưng không nhiều hơn. Duy trì cách này trong 2 tuần. Tuy nhiên, nếu bạn trên 60 tuổi, không nên dùng hơn 3 lần/ngày. Ngoài ra, nếu bạn bị huyết áp cao thì không nên áp dụng cách này.
Muối epsom. Là tên gọi khác của muối vô cơ (magnesium sulphate, công thức MgSO4.7H2O), có thể điều trị hữu hiệu bệnh gút. Muối epsom có hàm lượng ma giê cao giúp làm giãn cơ bắp và giảm đau khi dùng cùng với nước ấm. Châm nước ấm vào thau nước và hòa tan 4 muỗng canh muối epsom. Ngâm cơ thể hoặc chân vào dung dịch này trong 15 phút hoặc cho đến khi nước nguội. Liệu pháp này làm tăng lưu lượng máu và giảm sưng chân. Làm cách này 1 lần/tuần. Nếu bạn bị gút nặng, có thể thực hiện 2 - 3 lần/tuần.
Nước chanh. Để trung hòa a xít uric trong cơ thể, bạn có thể dùng nước chanh kết hợp với bột nở. Vắt 1 trái chanh vào nửa muỗng cà phê bột nở. Để vài giây cho hết sủi bọt, sau đó đem hòa với 1 ly nước và uống. Giải pháp khác là vắt nửa trái chanh vào 1 ly nước và uống 3 lần/ngày.
Chuối. Rất tốt để điều trị bệnh gút nhờ hàm lượng kali cao trong chuối, chất giúp chuyển các tinh thể a xít uric sang chất lỏng để cơ thể dễ dàng tống khứ ra ngoài thông qua nước tiểu. Bạn chỉ việc ăn 1 - 2 quả chuối mỗi ngày.
Than hoạt tính. Có khả năng hấp thụ a xít uric, vốn rất hữu ích trong việc điều trị bệnh gút. Hãy tắm cùng than hoạt tính khoảng 3 ngày một lần sẽ giúp giảm đau. Hòa nửa chén bột than với một ít nước cho đến khi nó đặc sệt, sau đó hòa thêm nhiều nước. Ngâm chân vào dung dịch này trong ít nhất nửa giờ. Hoặc bạn có thể lấy ít than hòa với chút nước đắp lên da. Để trong 30 phút; sau đó rửa sạch với nước ấm.
Nước lạnh. Giúp giảm sưng và giảm đau ở bệnh nhân gút. Nhưng lưu ý không chườm đá trực tiếp vì nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh. Thay vào đó, bạn quấn túi chườm lạnh vào khăn và áp lên chỗ bị đau trong 15 phút. Làm cách này 2 lần/ngày. Hoặc có thể ngâm chỗ khớp bị sưng viêm vào nước lạnh trong 10 - 15 phút.
Bột mù tạt. Thoa bột mù tạt lên chỗ khớp bị đau có tác dụng cải thiện bệnh. Để có kết quả tốt nhất, nên để bột qua đêm.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]