Thế nào là cước?
Về mùa lạnh, một số nhân thường hay bị sưng đỏ, ngứa các ngón chân gây đau và khó chịu. Hiện tượng này dân gian gọi là “cước”, nhưng theo y học hiện đại thì đây là một hiện tượng bị dị ứng thời tiết tại chỗ.
Cước là tình trạng xuất hiện những đám da phù nề màu đỏ sẫm, đôi khi có mụn nước, xuất huyết ở các ngón chân tay, và có thể thấy ở mũi hay tai.
Trời lạnh, ai dễ bị phát cước?
Phát cước là tình trạng giá lạnh của một bộ phận cơ thể (thường là phần da), khi tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp. Đó là biểu hiện của tình trạng hoại tử tế bào, tạo thành những đám da phù nề màu đỏ sẫm, hay gặp ở các ngón chân và tay, và có thể thấy ở mũi hay tai.
Nguyên nhân do lạnh, làm cho các mạch máu ngoại vi dưới da bị co lại, khiến máu lưu thông chậm, gây thiếu ôxy ở vùng cần nuôi dưỡng. Khi được làm ấm đột ngột, mạch máu sẽ bị vỡ, kết quả là dễ dẫn tới viêm, sưng nề, ngứa và đau. Bệnh không phải do dị ứng hay di truyền mà do thân nhiệt chịu lạnh kém.
Bệnh hay gặp ở phụ nữ, những người lao động chân tay như làm ruộng, người làm nghề chài lưới, chèo đò, vận động viên đua thuyền... Ngoài ra, bệnh cũng hay gặp ở những người có tuần hoàn máu kém, những người mà hay bị lạnh ngón tay, ngón chân ngay trong nhiệt độ không lạnh.
Các triệu chứng bị cước
Ngón chân, tay bị sưng lên
Cảm thấy đau đầu ngón chân, tay
Ngứa ngáy không chịu được
Xử lý khi bị cước chân tay
Giữ ấm
Đôi bàn chân tập trung nhiều huyệt đạo quan trọng. Vì thế không sai khi ví đôi bàn chân giống như lá phổi thứ hai của cơ thể. Đôi bàn chân nếu bị nhiễm lạnh cũng đồng nghĩa rằng cơ thể bị mất nhiệt nhanh chóng, tăng nguy cơ cảm lạnh, viêm khớp và viêm phổi.
Vậy nên ngoài việc chăm sóc cơ thể bạn cần chú ý đến việc bảo vệ và giữ ẩm cho đôi bàn chân bằng cách đi tất ấm, ngâm chân bằng nước ấm, mát xa chân bằng dầu nóng để tăng nhiệt cho cơ thể trong những ngày mùa đông.
Đi giày ấm khi ra ngoài nhưng hãy chắc chắn đó là đôi giày không quá chặt để cản trở quá trình lưu thông và tuần hoàn máu. Trước khi đi ngủ nên ngâm chân bằng nước ấm có thêm gừng và muối sẽ có tác dụng rất tốt. Không nên đi chân đất trần trong những ngày mùa đông và cần thường xuyên thay tất để tránh nguy cơ nấm móng, nấm kẽ.
Cũng giống như đôi bàn chân, đôi bàn tay cũng cần được giữ ấm bằng cách thường xuyên đeo găng tay, hạn chế việc tiếp xúc của đôi bàn tay với nước lạnh, khi làm việc nhà nên mang găng tay cao su. Thường xuyên thoa tinh dầu oliu hoặc vaseline lên đôi bàn tay để tránh nguy cơ bị khô nẻ.
Có những người không chỉ bị cước ở tay, chân mà còn có thể bị cước ở mũi, tai, mặt…vì thế bạn cần lưu ý giữ ẩm cho mọi bộ phận của cơ thể trong những ngày mùa đông lạnh giá.
Cẩn thận với đồ ăn gây dị ứng
Treo biển cấm với những loại đồ ăn bạn có nguy cơ bị dị ứng và trong những ngày mùa đông nên thận trọng với những loại thực phẩm như thịt gà, hải sản, rượu bia vì chúng có thể gây sưng, ngứa cục bộ khiến cho tình trạng càng trở nên tồi tệ hơn.
Nhiều người có quan niệm sử dụng những đồ uống có cồn trong cơ thể sẽ giúp tăng nhiệt dễ dàng, làm ấm cơ thể hơn thế nhưng ngược lại những thức uống này chẳng những không có tác dụng làm ấm cơ thể mà chúng còn là thủ phạm khiến cơ thể dễ bị mất nhiệt hơn trong những ngày lạnh. Vì thế nên loại bỏ loại đồ uống này trong thực đơn ăn uống của bạn.
Ưu tiên thực phẩm sinh nhiệt
Những thực phẩm như đồ ăn nhiều chất béo, giàu protein, những loại gia vị cay nóng khi thu nạp vào cơ thể bạn sẽ có cảm giác không sợ lạnh, lý do là bởi những loại thực phẩm này có tác dụng sản sinh nhiệt lượng cho cơ thể, chống lại cái rét của thời tiết khắc nghiệt.
Ngoài ra những loại rau, củ, quả giàu vitamin cũng có tác dụng làm tăng lượng hồng cầu trong máu, nó giống như chiếc “áo giáp sắt” bảo vệ bạn khỏi những nguy cơ ngã bệnh do hệ miễn dịch suy giảm.
Không nên gãi
Khi bị cước bạn sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, khi ấy bạn không nên gãy vì càng gãi bạn sẽ càng thấy ngứa và lúc đó da sẽ bị tổn thương dễ gây viêm nhiễm.
Trong trường hợp này chỉ nên xoa bóp nhẹ nhàng để tranh nguy cơ bị trầy xa, xước da.
Lưu ý: Nếu tình trạng cước tay chân của bạn không có dấu hiệu thuyên giảm bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và có hướng điều trị tích cực, kịp thời.
Giữ gìn vệ sinh ngay cả khi trời lạnh, tắm rửa bằng nước ấm, tích cực uống nước, ăn nhiều hoa quả và các loại rau xanh, ăn đủ chất dinh dưỡng nhất là những chất giàu protein, không uống rượu bia, không hút thuốc lá, thuốc lào.
Theo Zingnews
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]