Tác hại
Ảnh hưởng đến cột sống: Đi giày cao gót có thể gây tác hại tới xương gai cột sống. Không giống với đi giày dép đế bằng, trọng lượng cơ thể sẽ dồn đều về hai bàn chân và cơ thể, sự thăng bằng của cơ thể cũng không gây áp lực nhiều cho lưng cũng như cột sống. Nhưng khi di chuyển bằng giày cao gót nó sẽ khiến cơ thể bạn luôn bị ngả về phía trước và phản ứng tự nhiên là cơ thể sẽ giảm phần cong phía dưới lưng để giữ cơ thể được thẳng. Nếu tư thế này diễn ra thường xuyên trong thời gian dài thì sẽ dẫn đến hiện tượng đau lưng vì hệ cơ phải làm việc quá sức.
Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản: Khi đi giày cao gót, gót chân ở vị trí cao hơn so với mũi bàn chân, chân phải trực tiếp chịu sức nặng cơ thể, bàn chân có tác dụng như một “đòn” giảm xóc cho cơ thể nhưng cũng không thể chịu được trọng lượng cơ thể quá lớn một cách thường xuyên. Việc gồng gánh này sẽ gây nguy hại cho hệ thống niệu sinh dục, dẫn tới sự thay đổi bên trong của các cơ quan. Máu có thể lưu thông không đều đến xương chậu, hoặc làm cho khung xương chậu bị nghiêng sang một bên, dẫn tới rối loạn kinh nguyệt, đau bụng mỗi khi hành kinh dẫn đến khả năng sinh sản kém.
Ảnh hưởng đến bàn chân: Sau một thời gian ngắn đi giày cao gót bạn sẽ thấy hai chân của mình xuất hiện những nốt chai sần xù xì. Chúng khiến bạn đau và không thoải mái mỗi khi xỏ chân vào giày. Khi đi giày cao gót sẽ khiến những ngón chân của bạn luôn bị trượt về phía trước. Nếu để tình trạng này kéo dài quá lâu, những ngón chân sẽ bị biến dạng. Đặc biệt là các đốt ngón chân sẽ bị cụp vào, gây đau đớn. Nếu mang giày cao trong thời gian dài, gót chân của bạn không có cơ hội tiếp xúc với mặt đất, dây chằng nơi gót chân của bạn sẽ khó duỗi ra. Khi đó, bạn sẽ không thấy thoải mái khi đi chân trần hoặc mang giày đế bằng nữa.
Giải pháp giảm tác hại của giày cao gót
Bạn nên chọn những đôi giày vừa với chân, cảm giác thoải mái khi đi lại trên giày Không nên chỉ dựa vào kiểu dáng, màu sắc bắt mắt mà chọn những đôi giày cao gót có kích thước quá nhỏ hoặc quá to so với chân của bạn.
Độ cao của giày nên vừa phải, không nên trèo lên đôi giày cao đến 12cm. Tuy nhiên, bạn cũng không nên đi giày không có gót vì nó có thể dẫn đến một bàn chân bẹt xấu. Phụ nữ chỉ nên chọn những đôi giày có gót cao trung bình hoặc gót thấp. Giày chỉ nên có độ cao trung bình từ 4 -6cm, mũi giày yêu cầu không quá nhỏ.
Hạn chế đi giày cao gót và đi những loại gót có đế cứng rất. Giày cao gót khiến phụ nữ có vóc dáng cao hơn vài cm nhưng lại gây ảnh hưởng nhiều tới phần khớp, gây viêm xương khớp.
Chăm sóc đôi chân thường xuyên bằng việc ngâm chân mỗi ngày với nước ấm, muối gừng hoặc dung dịch nước ấm pha mật ong...cùng một ít viên sỏi vào chậu nước để ngâm chân với thời gian khoảng 10 – 15 phút, sẽ giúp bạn giải toả được những mệt mỏi sau một ngày làm việc căng thẳng và đi lại nhiều, làm làn da chân mềm mại, tan biến những vùng thô ráp, nứt nẻ và chai sạn.
Khi đi giày có gót cao bạn nên bước chậm và ngắn để giữ thăng bằng cơ thể. Hạn chế việc bị vấp ngã, gây tổn thương nghiêm trọng cho bàn chân
Theo Minh Gianh - Doisongvaphapluat
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]