Cách sơ cứu vết thương khi bị chó cắn
Cách ly nạn nhân với con chó đã cắn
Để tiến hành sơ cứu cho nạn nhân bị chó cắn, bạn cần cách ly nạn nhân với con chó đã cắn, để tránh trường hợp theo thói quen quán tính nó sẽ cắn tiếp đối với nạn nhân và người sơ cứu. Bạn cũng cần lưu ý không nên cố gắng bắt giữ con chó ngay lúc đó vì sẽ rất nguy hiểm, cũng không nên giết con chó ngay vì phải để theo dõi trong 7-15 ngày nhằm có thêm thông tin hỗ trợ tích cực cho việc điều trị. Tốt nhất sau khi con chó cắn nạn nhân bớt hung dữ bạn tìm cách bắt nó nhốt lại để theo dõi nhé bởi tình trạng sức khỏe của con chó đã cắn sẽ có tác động rất lớn đến tiến trình điều trị vết thương và sức khỏe của nạn nhân.
Giữ trạng thái bình tĩnh để sơ cứu vết thương bị chó cắn
Cần giữ được sự bình tĩnh đối với cả nạn nhân bị chó cắn và người sơ cứu cho dù tình hình thế nào để việc sơ cứu và xử lý những bước tiếp theo đạt hiệu quả.
Các bước sơ cứu vết thương khi bị chó cắn
– Làm sạch vết thương: Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất sơ cứu vết thương khi bị chó cắn. Bạn nên dùng bông tiệt trùng để rửa nhẹ nhàng vết thương dưới vòi nước chảy cùng với xà phòng diệt khuẩn nhằm loại bỏ tất cả mầm bệnh, tuyệt đối không chà xát mạnh làm tổn thương nghiêm trọng hơn nhé
– Sát trùng kỹ vết thương: Sau khi rửa sạch vết thương, dùng bông lau khô, bạn dùng cồn, nước muối pha loãng hoặc oxy già để sát trùng vết thương, loại bỏ vi khuẩn hiệu quả. Chỉ dùng một lượng vừa đủ cho lên vết thương, vừa đổ vừa thổi nhẹ để nạn nhân không bị xót nhé;
– Tiến hành cầm máu vết thương cho nạn nhân: Hãy tìm mọi cách nâng cao vùng bị thương nếu có thể để tránh cho vết thương bị chảy máu quá nhiều, sau đó dùng băng sạch băng vết thương để cầm máu.
– Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế: Để được theo dõi và điều trị kịp thời. Vết thương do chó cắn (không phân biệt chó nhà hay chó dại) cần được theo dõi cẩn thận tại cơ sở y tế ít nhất là 48 giờ.
– Tiêm phòng cho nạn nhân: Nạn nhân bị chó cắn cần được tiêm phòng uốn ván và tiêm phòng dại để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác, tuy nhiên bạn cần theo dõi con chó cẩn thận kết hợp hói ý kiến bác sỹ, nếu trong 15 ngày con chó bỏ ăn, mất tích, chết hoặc bị giết, bán mổ thì cần tiêm phòng ngay cho nạn nhân và có tiến trình điều trị phù hợp để nạn nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe và tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm sau này. Nếu sau 15 ngày con chó vẫn khỏe mạnh, ăn uống bình thường thì không nhất thiết phải tiêm phòng do vắc xin phòng dại sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe nạn nhân. Tuy nhiên về vấn đề này bạn nên hỏi kỹ ý kiến bác sỹ nhé.
Bị chó cắn đặc biệt là chó dại sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của nạn nhân nếu chúng ta không biết cách xử lý phù hợp, hiệu quả, cách xử trí vết thương khi bị chó cắn trên đây sẽ giúp bạn chủ động xử lý khi người thân hay bất kỳ ai bị chó cắn, có như thế mới có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm đối với nạn nhân đặc biệt là những nơi xa cơ sở y tế.
Cách sơ cứu khi bị rắn cắn
Xác định loại rắn
Khi bị rắn cắn phải tìm mọi cách cố xác định xem đây là loại rắn có độc hay không có độc, cố gắng nhận biết hình dạng về loài rắn gì thì càng tốt, để có thể có những cách điều trị tốt hơn:
Loại rắn không có độc: Đây là loài rắn thường, không gây ra các phản ứng cho nạn nhân. Vết cắn loại rắn này thường thấy cả 2 hàm răng với những chấm nhỏ hình vòng cung và đặc biệt không có vết răng nanh.
Loại rắn có độc: Đây là loại rắn rất nguy hiểm và thường gây ra các hiện tượng phản ứng ngay lập tức hoặc để vài giờ như: miệng bị cứng lại không há được, mắt mờ, ứ đọng đờm nhớt, khó thở, không thở được, nôn ra máu… Nạn nhân bị rắn cắn vết cắn thường để lại ít dấu răng nhưng đặc biệt sẽ để lại 2 vết răng nanh, mỗi vết răng nanh cách nhau khoảng chừng 5mm và 1 số vết răng nhỏ.
Khi đã xác định được loại rắn thì trong bất kì trường hợp rắn thường hay rắn độc thì nạn nhân cũng phải giữ được bình tĩnh, không được hoảng sợ, cử động chân tay đặc biệt vùng bị cắn. Vì khi hoạt động sẽ làm cho chất độc đi vào trong cơ thể và lây lân nhanh, rất nguy hiểm.
Cách sơ cứu khi bị rắn cắn và hướng xử trí
Xác định vết cắn. Buộc garô trên vết cắn khoảng từ 3-5cm. Garô có thể dùng bằng các dây có bản to, không nên dùng dây bản nhỏ quá, như thế dễ làm tổn thương cho nơi garô. Vùng được garô nên thắt chặt vừa phải, không nên thắt chặt quá và không nên garô lâu quá 30′
Rửa sạch vết cắn sau đó đi tới các trạm ý tế, bệnh viện gần nhất để được xử lý
Nếu phát hiện là rắn độc thì cũng buộc garô sau đó dùng dao rạch nhẽ vết bị rắn cắn thành hình chữ thập (+). Lưu ý không nên rạch quá sâu để tránh rạch vào dây thần kinh, mạch máu hay dây chằng…, chỉ cần rạch qua da đến cơ khi máu chảy được là được. Rạch dài khoảng 1 đến 2cm và nhớ phải sát trùng trước khi rạch.
Nặn máu độc ra ngoài cho tới khi máu tươi chảy ra là được
Rửa sạch vết thương sau đó đưa nạn nhân tới bệnh viện gần nhất để được điều trị 1 cách kịp thời.
Rắn là 1 loài động vật rất nguy hiểm, nó là thủ phạm gây ra những tai nạn bất ngờ và những hậu quả khó lường. Nó có thể gây từ vong cho người bị cắn bất cứ lúc nào nếu chúng ta không biết cách xử trí. Chính vì thế bài viết này có thể giúp các bạn biết được cách sơ cứu khi bị rắn cắn ngay tại nhà, và giúp cho bạn biết được cách đối phó với các tình huống trên.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]