1. Vì sao béo bụng ảnh hưởng đến tim?
Béo bụng dẫn đến sự tích tụ quá mức các mô mỡ trong nội tạng, kết quả là làm tăng lượng mỡ trong máu, gây ra bệnh mỡ máu cao và dẫn đến xơ vữa động mạch. Lâu dần các mảng xơ vữa sẽ làm hẹp động mạch và gây tắc mạch hoặc vỡ mạch. Ngoài ra, béo bụng làm tăng kháng insulin, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và dễ dẫn đến các biến chứng tim mạch. Điều này đồng nghĩa với việc người béo bụng sẽ phải đối mặt với nguy cơ đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim cao gấp 3 lần so với người bình thường.
Theo WHO, người châu Á được chẩn đoán là béo bụng khi vòng eo có số đo ≥ 80cm ở nữ và số đo ≥ 90cm ở nam. Cách đơn giản để biết số đo vòng eo là dùng thước dây quấn quanh vòng eo ngang rốn ở tư thế đứng vào buổi sáng sau khi đi tiểu xong và trước khi ăn uống.
2. Bảo vệ tim mạch khi béo bụng
Với người có cân nặng bình thường bị béo bụng thì việc bảo vệ tim mạch cần bắt đầu từ việc tập thể dục đều đặn và chế độ ăn uống lành mạnh. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm các chất được khoa học chứng minh tốt cho hệ tim mạch như vitamin K2, omega-3, Cardiolina, ca cao và vitamin D.
- Vitamin K2 có tác dụng ngăn canxi lắng đọng xuống thành mạch, chống xơ vữa động mạch, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn;
- Omega-3 giảm mỡ trong máu, ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu, chống xơ vữa động mạch, giảm cao huyết áp, chống loạn nhịp tim;
- Cardiolina làm giảm cholesterol, trygliceride, nhờ đó giảm mỡ trong máu;
- Ca cao giúp duy trì tính đàn hồi của mạch máu, bảo vệ thành mạch, chống oxi hóa và giảm cao huyết áp;
- Vitamin D giúp giảm cao huyết áp và nguy cơ xơ vữa động mạch, ngăn ngừa suy tim.
3. Những thói quen xấu gây béo bụng
Lười vận động
Theo lý thuyết, cơ thể được tạo nên để vận động. Để cơ thể trong trạng thái “tĩnh” thường xuyên và liên tục sẽ khiến quá trình vận động dừng lại tại một số nơi trên cơ thể. Khả năng đốt cháy calorie suy giảm từng phút, lượng enzyme chuyển hóa mỡ sụt đến 90% và hệ lụy đầu tiên sẽ là hiện tượng mỡ “đóng đô” tại vùng bụng. Xóa bỏ những thói quen xấu này để có vòng eo thon gọn.
Thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh
Loại đồ ăn này có sức “cuốn hút” rất lớn bởi màu sắc và mùi vị của chúng đều hấp dẫn, chúng đem lại sự tiện lợi nhất định song về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Bánh, sữa, kem, nước ngọt… thường giàu năng lượng, nhiều đạm, nhưng lại ít vitamin, chất xơ và khoáng chất. Nếu kết thân với chúng trong thời gian dài, ngoài thiếu chất xơ, vitamin và khoáng chất, thì nguy cơ thừa cân, béo phì cũng rất cao. Tình trạng này sẽ kéo theo sự xuất hiện của một số bệnh lí nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường...
Luôn trong tình trạng căng thẳng
Khi bị stress, cơ thể sản xuất ra cortisol - một hoocmon khuyến khích cơ thể bám vào chất béo xung quanh bụng làm vùng bụng “đột nhiên” tăng kích thước. Phụ nữ bị stress sẽ khó có được một giấc ngủ ngon, điều này làm gián đoạn việc sản xuất leptin, các hoocmon giúp điều chỉnh sự thèm ăn và chuyển hóa. Đó là lý do tại sao chúng ta ăn nhiều hơn khi mệt mỏi và thèm chất béo từ đồ ăn nhanh.
Ăn không đúng và đủ bữa
Bỏ bữa gây ra các rối loạn về tiêu hóa, trong khi, nhai thức ăn không kĩ và uống ít nước dễ dẫn đến các bệnh về đường ruột, khó tiêu, khiến vùng bụng trở nên “ấm ức” và phình to ra. Thời gian lý tưởng để ăn sáng là 30 phút hoặc 1h sau khi thức dậy, bữa trưa cách bữa sáng 3-4h, bữa tối nên cách giờ đi ngủ 2-3h sẽ không gây béo bụng. Nếu thấy đói vào trước lúc đi ngủ, bạn có thể uống sữa không đường hoặc một ly nước trái cây.
Theo DanViet
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]