Bạc hà sẽ làm lỏng các cơ co khít ở thực quản, khiến nồng độ axit tăng.
Cà chua có tính axit mạnh, dễ khiến dạ dày sản sinh nhiều dịch vị. Ăn nhiều cà chua sẽ dẫn đến hiện tượng như nồng độ axit trong dạ dày tăng cao, nóng ruột.
Cà phê có thể kích thích dạ dày tiết ra nhiều dịch vị dẫn đến hiện tượng rối loạn tiêu hoá hoặc nồng độ axit trong dạ dày quá cao. Đặc biệt những người bị loét dạ dày nên uống ít cà phê. Các loại đồ uống có chứa cafein cũng nên hạn chế.
Các thực phẩm nhiều dầu như thực phẩm chiên rán dễ gây kích thích và tăng nồng độ axit trong dạ dày.
Ăn nhiều các loại đậu đỗ sẽ tạo hơi trong dạ dày.
Ăn quá nhiều đồ lạnh khiến thân nhiệt giảm, làm ảnh hưởng đến tác dụng của men tiêu hoá và quá trình bài tiết dịch vị.
Những người không tiêu hoá được lactose (loại đường chỉ được tiêu hóa nếu có sự trợ giúp từ men) khi ăn các chế phẩm từ sữa sẽ gây khó chịu dạ dày.
Trong súp-lơ có nhiều chất xơ hoà tan chỉ bị phân giải trong đại tràng, và tạo ra nhiều thể khí sau khi phân giải. Đồng thời, hoa lơ cũng chứa nhiều chất đường sinh khí giống các loại đậu.
Không nên uống trà xanh khi đói, sẽ làm giảm chức năng tiêu hóa, và dẫn đến hiện tượng “say trà” như chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, có cảm giác quay cuồng
Những thực phẩm như cua ốc cũng khiến chứng viêm loét dạ dày càng trầm trọng thêm vì bản thân chúng thuộc tính hàn. Khi ăn cần phải cho thêm vài lát gừng tươi để điều hòa.
Các loại nấm: Nói chung tất cả các loại nấm, kể cả nấm làm thuốc. Nhất là các loại nấm còn non, mới nhú chồi (kể cả nấm rơm, nấm hương) vì ở trong nấm non có chất phalin rất độc chưa bị hủy, có thể làm tổn thương dạ dày.
Măng có một hàm lượng acid cyanhydric là chất độc hại cho dạ dày.
Theo Khánh Nguyễn - phunutoday.vn
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]