Nước trái cây
Tuyệt đối không dùng nước ép trái cây, nhất là nước nho ép, nước bưởi ép để uống thuốc. Hình minh họa.
Dùng nước nho ép và một số nước trái cây khác để uống thuốc có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh, lý do nước trái cây có thể ức chế các men trong quá trình hấp thụ thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh tim mạch và thuốc chống nấm.
Nước trà
Trong trà có chất tanin, làm giảm tác dụng của thuốc có chứa sắt. Hình minh họa.
Bình thường trà xanh là loạiđồ uống thanh lọc rất có lợi cho sức khỏe nhưng với thuốc chống ung thư có tên bortezomib –có khả năng “đánh bại” với những tế bào ung thư thì trà xanh lại là thức uống khắc tinh của thuốc.
Trong trà có chất tanin, khiến nhiều loại thuốc mất tác dụng. Những thuốc trong thành phần có chứa sắt khi uống chung với nước trà không phát huy được tác dụng.
Cà phê
Caffein có trong trà khi uống chung với thuốc rất nguy hại cho dạ dày. Hình minh họa.
Trong thời gian đang điều trị bằng thuốc, nếu dùng thuốc bằng nước trà hay cà phê thì có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Ngoài ra, cà phê còn có thể có hại cho dạ dày, nhất là khi dùng các loại thuốc kháng viêm thì không nên à phê để uống thuốc. Ngoài ra, caffein có trong cà phê còn làm giảm tác dụng của các thuốc được dùng nhằm an thần gây ngủ nếu uống cùng một lúc.
Sữa
Canxi có trong sữa cũng sẽ làm cản trở mức hấp thu của một số thuốc kháng sinh. Hình minh họa.
Canxi có sẵn trong sữa có thể làm cản trở mức hấp thu của một số loại thuốc kháng sinh, do đó không nên dùng sữa để uống thuốc. Tuy vậy, vẫn có những trường hợp thuốc nên uống chung với sữa như aspirin, thuốc ngừa thai hàng ngày, các loại Vitamin A, D…
Nước ngọt có ga
Nước ngọt có ga cũng là một trong những loại nước tuyệt đối không uống cùng thuốc. Hình minh họa.
Trong những loại nước này thường có chứa caffein, là chất kích thích giúp tỉnh táo. Chúng sẽ kết hợp với thuốc có thành phần sắt, tạo thành kết tủa không hấp thu được vào cơ thể.
Bia, rượu và thức uống có cồn
Uống thuốc với bia, rượu sẽ làm tăng nguy cơ phá hủy gan. Hình minh họa.
Trong khi đang dùng thuốc, nhất là loại thuốc có hoạt chất là acetaminophen như: padol, panadol… nếu uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ phá hủy gan. Ngoài ra, rượu còn hạn chế tác dụng chữa bệnh của các loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa bệnh thần kinh và làm tăng tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh khác.
Ngoài ra, rượu còn làm tăng độc tính hại gan của paracetamol, tăng độc tính hại dạ dày của aspirin, tăng độc tính gây mê của thuốc an thần gây ngủ.
Nước nào tốt nhất dùng để uống thuốc?
Nước sạch, nước hợp vệ sinh đun sôi để nguội, nước lọc là nước tốt nhất dùng để uống thuốc.
Có thể dùng nước đóng chai để uống thuốc, nhưng đó phải là nước tinh khiết chứ không phải nước chứa các chất khoáng (nước suối), vì các chất khoáng như canxi, natri… lại có thể kỵ với một số thành phần của một số loại thuốc.
Theo 24h.com
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]