1. Phẫu thuật “không bắt buộc” - chưa chắc là “không bắt buộc”
Việc sinh con hay phẫu thuật thông thường đều phải để lại sẹo trên cơ thể. Nhưng phẫu thuật thẩm mỹ thì để lại một loại “sẹo” khác. Đó là biến dạng của cơ thể về sau, đặc biệt là đối với các ca nâng mặt, ngực, bơm môi, mông... Dù có thành công hay không thì nó cũng sẽ để lại những biến dạng nho nhỏ trên cơ thể.
Ví dụ như việc hút mỡ, về cơ bản, việc này chỉ hút sạch mỡ trong cơ thể, chứ không thể giúp cho da không bị chùng xuống sau phẫu thuật. Và việc "định hình" da sau khi hút mỡ được xếp vào loại “không bắt buộc”. Điều đó có nghĩa, nếu như bạn gặp phải vị bác sĩ thiếu tay nghề, thì sau đó việc vùng da bạn có bị chùng hay không là "hên xui" và bạn không có quyền kiện họ, vì việc hậu phẫu này là "không bắt buộc".
2. Việc phẫu thuật thẩm mỹ cũng đau đớn và đáng sợ như bao loại phẫu thuật khác
Đừng bao giờ nghĩ phẫu thuật ngoài da là an toàn. Có thể nó không hề động gì tới bên trong nhưng nguy cơ rủi ro chết người vẫn rất cao.
Khi xem trên báo hay TV, họ chỉ cho bạn xem những hình ảnh “nhẹ nhàng” của một ca phẫu thuật chỉnh hình. Nhưng nếu bạn có gan tìm kiếm trên Internet, sẽ có hàng tấn những bức ảnh rất “chân thật” tới mức, bạn sẽ phải suy nghĩ lại khi định đi chỉnh sửa sắc đẹp đấy.
Ví dụ như việc căng da mặt, bạn nghĩ các bác sĩ sẽ làm gì? Họ sẽ lột phần da cần căng ra, để lộ toàn bộ các mạch máu trong người bạn. Nếu họ cắt nhầm một trong các mạch máu này thì nguy cơ nhiễm trùng hay thậm chí hoại tử là rất cao. Tất cả các loại phẫu thuật như nâng mặt, mũi... đều có quá trình lột, cấy hoặc căng da, và tất nhiên, chúng đều rất đau đớn và nguy hiểm. Lúc này, bạn chỉ còn nước phó mặc tính mạng và dung nhan của mình vào tay nghề của bác sĩ thôi.
3. Bạn có thể bị kì thị bởi những người trong ngành y tế
Đừng bao giờ nghĩ mọi bệnh nhân phẫu thuật thẩm mỹ đều được đối xử công bằng như những bệnh nhân khác nhé.
Ở phương Tây, những bệnh nhân thực hiện những ca phẫu thuật thẩm mỹ thuộc loại không-bắt-buộc thường nhận nhiều sự kì thị và xem thường từ các bác sĩ thuộc các ngành y khoa khác. Họ bị người bán thuốc chế nhạo, có người thậm chí còn bị từ chối không cho mua khi tới hỏi mua thuốc giảm đau do họ vừa phẫu thuật thẩm mỹ. Tại sao lại như vậy? Không ai trong chúng ta hiểu rõ.
4. Bạn sẽ phải mang bên mình một "cái túi kinh tởm" một thời gian dài
Nếu có ai từng phải đeo cái này từ phần ngực trở xuống sau khi phẫu thuật thẩm mỹ, thì chắc sẽ hiểu nỗi khổ của hầu hết mọi bệnh nhân khác. Hai chiếc túi plastic này được nối vào hai ống, gắn với vết cắt vừa khâu để trích hết phần dịch dư thừa - đây là hỗn hợp của máu và một loại hóa chất mà các bác sĩ bơm vào người bạn lúc thực hiện ca mổ. Và cho tới khi vết thương gần như hoàn toàn phục hồi, bạn sẽ phải chịu đựng hai quả “lựu đạn sinh học” này bên mình cho đến khi không còn bị chảy dịch nữa.
5. Có thể để lại những di chứng chết người và kinh khủng
Nhiễm khuẩn tụ cầu là một loại di chứng rất nguy hiểm trong phẫu thuật thẩm mỹ. Ở Mỹ, đã có hơn 20% bệnh nhân chết do nguyên nhân này. Hầu hết "sự cố" này xảy ra khi gặp bác sĩ tay nghề thấp hoặc không thực hiện việc khâu, tẩy trùng vết mổ kĩ càng.
Tuy hầu hết các di chứng khác không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng nó cũng sẽ khiến việc hoạt động các cơ trong cơ thể trở nên khó khăn, nhất là căng da mặt. Về sau nó có thể khiến cơ mặt của bạn bị căng quá mức và không thể động đậy được nữa.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]