Vạn Lý Trường Thành, được xây dựng ở Trung Quốc từ cách đây 2.200 năm được coi là công trình nhân tạo lớn nhất thế giới với chiều dài hàng nghìn km. Tuy nhiên, gần 2/3 công trình này hiện tại đã bị hư hại hay đổ nát.
Ngoài một số đoạn tường thành được khai thác để phục vụ du lịch, hàng nghìn km Vạn Lý Trường Thành đã nằm trong tình trạng hoang phế từ hàng thập niên qua.
Bên cạnh sự tác động từ thiên nhiên, hoạt động của con người cũng góp phần không nhỏ vào việc hủy hoại công trình kiến trúc kì vĩ này.
Tại một số vùng ở Trung Quốc, Vạn Lý Trường Thành đã được sử dụng làm nguồn cung cấp đá để người dân xây nhà và đường xá.
Có những đoạn tường thành đã bị phá sập để mở lối đi đến các công trình xây dựng hoặc hầm mỏ.
Mặc dù chính quyền Trung Quốc đã đưa ra những quy định pháp luật khắt khe để bảo vệ Vạn Lý Trường Thành, nhưng những quy định này hầu như vô hiệu ở những khu vực xa xôi hẻo lánh.
Chiều dài hàng nghìn km cùng địa hình hiểm trở khiến việc bảo vệ Vạn Lý Trường Thành là nhiệm vụ vô cùng khó khăn và tốn kém.
Trước tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của Vạn Lý Trường Thành, quỹ Bảo tồn Di sản thế giới đã liệt công trình này vào danh sách những di sản bị đe dọa nặng nề nhất.
heo Tân Hoa Xã, tại Hà Bắc, các chuyên gia bảo vệ văn hóa cho biết, chỉ còn khoảng 20% phần tường của Vạn Lý Trường Thành là “còn tốt hoặc được bảo tồn khá tốt”.
Năm 2006, chính phủ Trung Quốc từng đưa ra kế hoạch trùng tu Vạn Lý Trường Thành, nhưng công trình này quá lớn nên chưa đủ kinh phí thực hiện.
Theo Zingnews
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]