Thứ nhất, pha sữa theo hướng dẫn ghi trên hộp sữa và dùng đúng muỗng sữa có trong hộp, không tự ý pha loãng quá hay đặc quá, không được cho thêm đường hoặc bất cứ loại thức ăn nào khác như nước cháo, nước cơm, trà dinh dưỡng… Vì nó sẽ phá vỡ tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong sữa và làm tổn thương hệ tiêu hóa yếu ớt của trẻ.
Thứ hai, không nên sử dụng nước ép trái cây và sữa: protein trong sữa là chất cazein và whey protein, sữa có nồng độ PH 4.6, trong môi trường này lượng lớn cazein sẽ kết tủa, rất khó tiêu hóa, nghiêm trọng dẫn đến đau bụng đi ngoài. Vì vậy khi uống sữa không nên cho thêm các loại nước ép trái cây và các loại nước uống có tính chua khác.
Không nên sử dụng nước ép trái cây pha sữa.
Thứ ba, không được dùng sữa thay nước để cho bé uống thuốc, không những làm giảm tác dụng của thuốc, mà còn tác hại đến hệ tiêu hóa của trẻ. Vì vậy, trước và sau khi uống thuốc 1 tiếng không nên uống sữa.
Thứ tư, hệ tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm nên khi mẹ muốn đổi sữa cho bé thì tuân theo nguyên tắc: mỗi ngày giảm một bữa sữa cũ và thay vào một bữa sữa mới, dần dần cho đến khi sữa mới thay thế hoàn toàn sữa cũ. Như vậy hệ tiêu hóa của trẻ không bị thay đổi đột ngột dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Đối với trẻ nhỏ, không nên đổi sữa thường xuyên vì cơ thể trẻ cần phải có một thời gian để thích ứng với loại sữa đó để có được sự tiêu hóa hấp thu tốt nhất.
Mỗi loại sữa có thể tự tạo ra những môi trường vi sinh đường ruột khác nhau, khi đổi sữa sẽ làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột, làm ảnh hưởng vấn đề tiêu hóa hấp thu sữa và thậm chí các loại thức ăn khác.
Không nên pha sữa cũ và sữa mới chung với nhau cho bé bú, vì độ thẩm thấu của mỗi loại sữa khác nhau làm bé dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Theo Giadinh
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]