Nắn xương là một phương pháp không sử dụng thuốc dựa trên các mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của tất cả các mô trong cơ thể. Trước hết, tất cả các phần của cơ thể, bao gồm cả xương, và hộp sọ cần phải liên kết tốt và có thể di chuyển và hoạt động bình thường mới được thực hiện nắn xương.
Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều phần trên cơ thể khi nắn xương có thể gây ra những tác động không tốt. Chỉ cần một lực nhỏ nén lên hộp sọ hoặc cột sống của trẻ sơ sinh sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng nhẹ, bú kém, dễ bị chớ, và khó chịu.
Tiếp theo, nắn đầu, lưng và ngực cho trẻ sơ sinh sẽ làm trẻ bị nhức đầu và tiêu hóa kém. Ngoài ra, những chấn thương, viêm và nhiễm trùng sẽ làm giảm lượng oxy và khiến các cơ quan trong cơ thể không vận hành tốt.
Đối với trẻ sơ sinh, nắn xương nên tập trung ở chân và tay, xương chậu, và thân để khuyến khích cơ thể trẻ hoạt động linh hoạt hơn. Tuy nhiên, về mức độ, chúng ta phải thực hiện dần dần, không nên làm quá nhiều, đặc biệt là khi trẻ có các triệu chứng như dễ bị nôn, hoặc lười ăn. Thêm vào đó, khi thực hiện phải hết sức cẩn thận, nhẹ nhàng để tránh những chấn thương vô tình.
Đối với trẻ nhỏ, vì sức khỏe vẫn còn ở mức thấp nên các bậc phụ huynh nên điều chỉnh bé với một mức hoạt động phù hợp, không vui chơi hay làm việc gì đó quá sức. Ví dụ, cặp sách của trẻ không nên quá nặng.
Theo Nguoiduatin
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]