Nguyên nhân gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm là do ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Vậy khi bị ngộ độc thực phẩm trẻ có biểu hiện như thế nào và mẹ cần phải làm gì?
Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ở trẻ
Cơ thể trẻ thường có những phản ứng như nôn, đau đầu, đau bụng,…khi bị ngộ độc thực phẩm:
- Buồn nôn sau vài giờ ăn. Sau khi ăn thức ăn lạ, trẻ cảm thấy buồn nôn kéo dài hoặc cảm thấy khó nuốt
- Đau bụng dữ dội. Thường sau khi ăn phải thức ăn lạ mà bị ngộ độc thì trẻ sẽ bị đau bụng nghiêm trọng, các cơn co rút ở vùng bụng xuất hiện.
- Trẻ có thể bị sốt. Tùy theo tác nhân gây ngộ độc mà triệu chứng của bệnh nặng hay nhẹ. Trong nhiều trường hợp, trẻ bị ngộ độc không sốt, nhưng cũng có trường hợp sốt cao trên 38 độ C. Tình trạng sốt cao kéo dài sẽ đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ, vì vậy, cha mẹ cần chú ý đến những biểu hiện của trẻ để có phương án xử lý kịp thời.
- Tiêu chảy. Một số người bị ngộ độc thực phẩm lại có triệu chứng tiêu chảy hoặc đi phân lỏng kéo dài, thậm chí kéo dài từ 3 ngày trở lên. Có những bé còn thấy cả máu khi nôn hoặc có trong phân.
- Cơ thể mất nước. Người bị ngộ độc thực phẩm còn có biểu hiện khát nước, cơ thể thiếu nước khiến miệng khô, tiểu tiện ít và mệt mỏi.
- Chóng mặt, đau đầu. Triệu chứng nhẹ của ngộ độc thực phẩm là chóng mặt, đau đầu. Nếu triệu chứng này không được khắc phục hoặc chữa trị cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe thậm chí có thể biến chứng nguy hiểm.
Làm gì khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm?
- Trước tiên cần sơ cứu cho trẻ
Việc đầu tiên cha mẹ cần làm là cho bé ngưng ngay món ăn mà bạn nghi ngờ là nguyên nhân gây ngộ độc. Sau đó gây nôn cho bé bằng cách móc họng, để bé nôn ra càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, lưu ý khi móc họng bé bạn phải làm thật khéo, tránh làm xây xát họng trẻ. Không gây nôn cho trẻ khi đang nằm ngửa, vì tư thế này rất dễ khiến bé bị sặc, thức ăn bị trào ngược lên mũi gây ngạt hoặc xuống phổi, rất nguy hiểm. Nếu gặp phải trường hợp này, ngay lập tức bạn phải dùng miệng để hút mũi cho bé.
Tư thế gây nôn đúng cách là để bé nằm đầu thấp hơn người, nghiêng đầu sang một bên rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Trong quá trình gây nôn, phải luôn sẵn sàng khăn để lau chùi. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn mềm lau sạch miệng trẻ.
- Uống nhiều nước để giữ nước cho cơ thể, bù đắp cho phần nước đã mất khi bị tiêu chảy hoặc nôn mửa. Có thể ngậm viên đá nhỏ để nước đi vào cơ thể chậm hơn hoặc uống từng ngụm nhỏ.
- Những trường hợp bị ngộ độc thực phẩm nhẹ thì sau khi cơ thể đã đỡ hơn nên tránh các thực phẩm chứa caffeine hoặc các sản phẩm từ sữa. Nếu sử dụng chúng dạ dày sẽ bị kích thích và tình hình ngộ độc sẽ nghiêm trọng hơn.
- Sau khi điều trị ngộ độc thực phẩm, cần bổ sung probiotic cho trẻ để cân bằng hoạt động của hệ tiêu hóa trong đường ruột, hình thành những vi khuẩn có lợi để chống lại vi khuẩn gây hại trong đường ruột.
- Bổ sung oresol: Khi nôn, đi ngoài trẻ mất nước, rối loạn điện giải. Nếu không được bù nước, điện giải bằng oresol sẽ dẫn đến tình trạng mất nước trầm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng mẹ cần nhớ nguyên tắc, pha oresol theo đúng hướng dẫn, uống từ từ, ít một, không uống quá nhiều cùng 1 lúc.
- Không dùng thuốc chống tiêu chảy cho trẻ bởi trong lúc này cơ thể đang cố gắng tống các chất có hại trong cơ thể ra ngoài, nếu uống thuốc cầm cự lại thì sẽ khiến bệnh tình càng nặng hơn.
- Dùng chất trung hòa: nếu người bị ngộ độc do những chất acid có thể dùng những chất kiềm chủ yếu như: nước xà phòng 1%, nước magie oxyt 4%, cứ cách 5 phút cho người bệnh uống 15ml. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng thuốc muối để tránh hình thành CO2 làm thủng dạ dày cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày. Nếu người bị ngộ độc do chất kiềm thì cho uống dung dịch acid nhẹ như: dấm, nước quả chua….
- Dùng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như: dùng bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo…để ngăn cản sự hấp thu của dạ dày, ruột đối với chất độc.
- Dùng chất kết tủa: nếu bị ngộ độc kim loại (chì, thủy ngân…) có thể dùng lòng trắng trứng, sữa hoặc 4 – 10g natri sunfat.
- Dùng chất giải độc: với người bị ngộ độc kim loại nặng, axit… có thể uống kết hợp với chất độc thành chất không độc như: uống hỗn hợp than bột, magie oxit.
- Cho trẻ nghỉ ngơi trong thời gian nhất định sau khi bị ngộ độc thực phẩm. Nếu có biểu hiện không có dấu hiệu tiến triển tốt thì cần tới bác sĩ kịp thời để được khám và điều trị.
Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho trê
Để hạn chế ngộ độc thực phẩm 1 cách hiệu quả, bạn có thể áp dụng những cách sau đây:
- Ăn thức ăn thịt cá tươi sống, rau quả tươi, trứng còn nguyên vẹn không nứt vỏ, trứng cũ.
- Không ăn đồ hộp đóng gói, nếu ăn phải nấu chín kỹ các thức ăn đồ hộp trước khi ăn.
- Không ăn bơ, sữa hay các sản phẩm từ bơ sữa để quá lâu.
- Thịt cá tươi cần bỏ vào bao sạch để vào ngăn đá của tủ lạnh. Nếu lấy ra nấu thì cần ăn hết, không nên lấy ra rã đông rồi cất lại để dành.
- Thức ăn để tủ lạnh chỉ được 1-2 ngày là không nên ăn nữa vì vi khuẩn có thể sinh sản trong đó.
- Thức ăn có mùi lạ phải bỏ đi.
- Không ăn cá thịt ươn hay vừa mới bắt đầu ươn.
- Khi đi du lịch, cẩn thận khi ăn uống dọc đường.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]