1. Mật ong
Khi bé bị nhiệt miệng, mẹ có thể dùng mật ong để chữa bệnh cho bé. Cho bé ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét. Đây là phương pháp kinh điển trong dân gian và được nhiều mẹ sử dụng để chữa nhiệt miệng. Nhiều nghiên cứu cho thấy dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ uống.
2. Bột sắn dây
Uống bột sắn dây ngày 2 lần sẽ giúp giảm đau rát và mau khỏi trong trường hợp trẻ bị bệnh nhiệt miệng nhẹ.
3. Uống nước khế chua
Khế là một trong những loại quả có tác dụng thanh nhiệt rất cao. Bạn có thể áp dụng thử “bài thuốc” đơn giản, lành tính, không tác dụng phụ này : Dùng 2 - 3 quả khế tươi, giã nát, đổ ngập nước vào đun sôi một lúc, có thể cho ít đường phèn nếu bé không chịu uống chua, chờ khi nguội thì cho bé ngậm và nuốt dần. Cho bé ngậm nhiều lần trong ngày. Bạn nên chọn loại khế chua, tác dụng thanh nhiệt sẽ tốt hơn khế ngọt.
4. Cà chua
Bạn sẽ bất ngờ với tác dụng của cà chua trong việc chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, đừng nấu chín mà hãy dùng cà chua tươi để ép lấy nước uống. Chỉ sau khi uống vài ly nước cà chua ép trong ngày, bạn sẽ thấy dấu hiệu của các nốt lở nhiệt miệng của bé lành nhanh thấy rõ.
5. Nước cam, chanh
Bản thân nước cam, chanh không “đặc trị” chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, chúng đều chứa rất nhiều vitamin C nên có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bé yêu của bạn vượt qua những căn bệnh do vi-rút, vi khuẩn gây ra (trong đó có nhiệt miệng). Bạn có thể cho bé uống 1 ly nước chanh hoặc cam vắt mỗi ngày. Tuy nhiên, đừng cho bé uống khi bụng đói.
6. Cùi dừa
Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và cho bé súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày. Những vết lở do nhiệt miệng sẽ giảm viêm sưng nhanh chóng.
7. Cho bé ngậm chất chát
Chất chát có tính sát trùng (kháng khuẩn, kháng vi-rút) nên sẽ rất nhanh chóng chữa lành các nốt lở do nhiệt miệng. Bạn không cần tìm kiếm ở đâu xa, có những chất chát lành tính, rất dễ kiếm trong tự nhiên. Ví dụ như nước chè xanh, húng chanh, vỏ xoài… Cho bé ngậm một ngụm nước chè xanh trong khoảng 5-10 phút rồi nhả ra, bé sẽ đỡ đau nhức nhiều.
8. Lá rau ngót:
Bạn rửa sạch rau ngót, chỉ lấy lá giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm hỗn hợp này rồi bôi vào chỗ sưng đau, lở loét của bé. Một ngày bạn có thể bôi 2 – 3 lần. Lá rau ngót có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi. Theo Đông y, lá và rễ của rau ngót đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.
9. Nước củ cải
Bạn giã nhỏ 300g củ cải, lọc qua bằng nước đun sôi, rồi cho bé súc miệng từ 2 - 3 lần một ngày. Những vết lở loét sẽ dịu bớt và bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
10. Rau má, râu ngô
Các mẹ có thể nấu nước rau má hoặc nước râu ngô cho bé uống thay nước lọc. Nước rau má, râu ngô có tác dụng làm giảm viêm sưng do nhiệt miệng gây ra.
Một số lời khuyên để ngừa nhiệt miệng cho trẻ :
- Thiết lập thói quen tốt cho bé trong sinh hoạt hàng ngày như nghỉ ngơi có giờ giấc, không để bé thức khuya, cho bé ăn uống đúng giờ và không ăn quá no.
- Giữ vệ sinh răng miệng tốt, hướng dẫn bé đánh răng đúng cách, tránh làm tổn thương niêm mạc. Mẹ có thể tập cho con thói quen xúc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày bởi nước muối với nồng độ thích hợp, độ ấm vừa phải sẽ có tác dụng sát trùng tốt, làm sạch khoang miệng, amidan, họng.
- Cho bé ăn uống thực phẩm mát, đặc biệt vào mùa hè.
- Luôn bao quát khi bé chơi, không để bé ngậm các vật sắc hay cho tay vào miệng. Khi cho ăn mẹ không nên ép trẻ ăn quá vì dễ khiến bé quấy, hoảng loạn và cắn vào lưỡi.
Theo Phunutoday
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]