Những bé có làn da trắng dễ bị bầm tím và nhìn rõ vết bầm tím hơn những bé có da ngăm đen. Khi vết bầm nhạt, nó chuyển sang màu nâu rồi xanh hoặc hơi vàng.
Những vết bầm tím ở bé thường tập trung ở đầu gối, bắp tay, bắp chân, đùi…
Mức độ nghiêm trọng
Thông thường, các vết bầm tím do va chạm sẽ tự hết vài ngày mà mẹ không phải lo lắng. Tùy vào vết bầm nên thời gian tan vết bầm là nhanh hay chậm. Có những vết bầm ở bé phải mất nửa tháng mới tan hết.
Tuy nhiên, vết bầm tím trên da bé có thể cảnh báo bệnh nghiêm trọng là bệnh bạch cầu hay bệnh ưa chảy máu.
Trường hợp cha mẹ nên lưu ý: Nếu bé xuất hiện các vết bầm tím không rõ nguyên nhân; vết bầm tan đi rồi lại tái phát… thì mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay. Bác sĩ có thể sẽ kiểm tra máu để phát hiện bệnh ở bé.
Xử trí khi bé bị bầm tím
Nếu bé bị bầm nhẹ, mẹ không cần làm gì, chỉ động viên trấn an bé. Một vài ngày, vết bầm tự tan.
Nếu bé bị bầm tím nặng, đau, mẹ có thể dùng một chiếc khăn nhúng nước lạnh, vắt hơi ráo nước rồi chườm cho bé. Nên chườm ngay sau khi bé bị chấn thương để giảm đau, giảm chảy máu cho bé.
Mai Thỏ
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]