Với những lời chào mời hấp dẫn như: “Mình đã dùng rồi, công hiệu cực kì, uống mới một tháng đã giảm tới 3 cân!”, hoặc “dụ mồi” theo kiểu: “Mình đang muốn mua thêm 2kg lá cà phê về để uống, nhưng 5kg họ mới giao hàng, bạn nào cần mua thì liên hệ mình nhé, mình mới dùng lá cà phê có 2 tuần mà vòng eo đã giảm được 2cm rồi đấy!”.
Tin vào lời truyền miệng của bạn bè và các mẩu quảng cáo trên mạng, em M.Q, học sinh Trường THPT Hồng Bàng, quận 5, TPHCM liên hệ người quen mua giúp 2kg lá cà phê về uống thử.
Theo lời M.Q kể, thì vị nước lá cà phê có mùi ngai ngái, rất khó uống. Uống vào thấy mệt mỏi và khó ngủ vô cùng, nhưng với mong muốn giảm cân cấp tốc, M.Q cố gắng uống nước lá cà phê thay nước lọc hằng ngày. Uống đến ngày thứ 3, em thấy đau bụng âm ỉ, chóng mặt, buồn nôn. Nghĩ là mình bị “say” nước lá cà phê, nên M.Q nhờ anh trai đưa đến phòng mạch gần nhà để thăm khám. Tại đây, bác sĩ chuẩn đoán M.Q bị ngộ độc thực phẩm nhẹ do dư lượng thuốc trừ sâu còn đọng lại trên lá cà phê.
Dược sĩ Nguyễn Thị Bích Ly, Phòng khám chuyên khoa da liễu M.A, quận Phú Nhuận nhận định: “Hiện tại, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh các chất trong lá cà phê giúp giảm cân. Có thể chị em nhầm lẫn với chất cafein trong hạt cà phê vốn có tác dụng hạn chế sự thèm ăn và đốt bớt lượng calo dư thừa trong cơ thể, nên ngộ nhận rằng lá cà phê cũng có công hiệu tương tự!”.
Trên thực tế, lá cà phê là loại lá có rất nhiều sâu rầy. Để đảm bảo năng suất hạt cà phê, người trồng phải phun tới 3 đợt thuốc cho mỗi vụ, lượng thuốc sâu này đọng trên lá, rất nguy hiểm khi đưa vào cơ thể. Hơn nữa, tại các vùng trồng cà phê, lá cà phê vốn không có giá trị sử dụng, thường được người dân gom lại và đốt đi…
Tiêm vitamin vào thẳng tĩnh mạch
Tiêm vitamin vào thẳng tĩnh mạch cũng là cách mà gần đây nhiều chị em phụ nữ sử dụng để làm đẹp da với lý luận: “Thuốc tiêm vào thẳng tĩnh mạch sẽ có tác dụng nhanh hơn, và cơ thể cũng dễ hấp thu hơn!”. Vì tin vào những lời đồn thổi, chị Hoàng Thị K.L – ngụ tại Phường 5, quận Gò Vấp, tìm đến một phòng khám chuyên khoa da liễu tại quận Phú Nhuận để xin chỉ định tiêm vitamin C.
Tiêm vitamin thẳng vào tĩnh mạch để làm đẹp cấp tốc.
Các loại thuốc, mỹ phẩm làm đẹp không rõ nguồn gốc dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm
Dược sĩ Nguyễn Thị Bích Ly cho biết: Vì tác dụng phụ của Ritalin là cắt cơn đói, nên khiến chị em phụ nữ hy vọng rằng chỉ cần không đói thì họ sẽ ăn ít lại và ốm đi. Tuy nhiên, Ritalin còn có tác dụng phụ khác là gây tổn thương cho hệ thống tim mạch. Tuyệt đối không được sử dụng tùy tiện vì khi dùng thường xuyên thật sự rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tai biến.
Trao đổi với Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ Linh, Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện nhân dân Gia Định, bác sĩ Mỹ Linh cho biết: Bất kì dung dịch nào khi tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch đều phải có chỉ định của y bác sĩ. Nếu tự ý tiêm các loại thuốc vào tĩnh mạch có thể xảy ra rất nhiều rủi ro. Nhẹ thì dị ứng, nặng thì gây sốc phản vệ, khiến ngưng tim, ngưng thở và nguy cơ tử vong rất cao.
Triệu chứng của sốc phản vệ theo cấp độ từ nhẹ đến nặng như sau: độ 1 – sốt, đỏ da toàn thân, nổi mề đay; độ 2 – Buồn nôn, nhịp tim nhanh, tụt huyết áp, khó thở; độ 3 – Sốc, co thắt phế quản; độ 4 – ngưng tim, ngưng thở. Các triệu chứng trên xuất hiện đột ngột trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc với chất lạ, đặc biệt chỉ không quá 5 phút khi tiêm vào tĩnh mạch. Nên việc tự ý tiêm vitamin vào tĩnh mạch là hết sức nguy hiểm.
Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ Linh, Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện nhân dân Gia Định
Tuy nhiên, cách thức này lại dễ gây biến chứng. Ví dụ như, tiêm vitamin C thường gây đau nhức hơn việc tiêm bình thường. Tiêm thẳng vào tĩnh mạch lại dễ gây sốc phản vệ, khi cơ thể người tiêm mẫn cảm với thành phần của thuốc, trường hợp này thật sự nguy hiểm khôn lường. Và như trên đã nói nếu tự tiêm mà mũi tiêm bị “lệch ven” sẽ có thể dẫn đến biến chứng hoại tử da.
Ngoài những nguy hiểm nêu trên thì việc tiêm vitamin C tuy có tác dụng tức thì nhưng không giữ được lâu, phải tiêm nhiều lần rất tốn kém. Hơn nữa, tiêm vitamin C chỉ dùng khi bệnh nhân nhiễm trùng nặng, mắc các bệnh lý về dị ứng da, … mà không tương thích với thuốc uống thì các y bác sĩ mới chỉ định tiêm. Do vậy, tiêm vitamin C quả thật “lợi bất cập hại”, không phải là cách làm đẹp cấp tốc “thần hiệu” như tin đồn.
Ngoài ra, chị em cần phải cảnh giác với thuốc ngoại nhập được quảng cáo là hàng xách tay. Vì nhiều khi, trong thành phần của thuốc có một vài tác dụng phụ, ví dụ như: cắt cơn đói, đi tiêu nhiều, .v.v. mà do không rõ được xuất xứ, thành phần dễ khiến chị em lầm tưởng là thuốc giảm cân thì rất tai hại.
Là phái đẹp, tất nhiên ai cũng muốn mình đẹp hơn trong mắt mọi người. Tuy nhiên, không phải vì thế mà mù quáng chạy theo những “quái chiêu” làm đẹp cấp tốc để rồi "tiền mất tật mang”.
Theo Yeutretho
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]