Search
Thứ 5, 05/02/2015, 16:58 PM

Phong tục đón Tết độc đáo của các dân tộc Việt Nam

(Đời sống) - Mặc dù phong tục đón Tết của các dân tộc khác nhau nhưng tất cả đều hướng tới một ý nghĩa tốt đẹp đó là cầu cho một năm mới ấm no, hạnh phúc,

Đất nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em với những phong tục đón Tết độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của từng tộc người. Mặc dù phong tục đón Tết của các dân tộc khác nhau nhưng tất cả đều hướng tới một ý nghĩa tốt đẹp đó là cầu cho một năm mới ấm no, hạnh phúc, mùa màng tốt tươi và gặp nhiều may mắn.

1. Tết của người Tày

 

 

Cảnh gói bánh chưng của dân tộc Tày. (Nguồn Internet)

Người Tày sống chủ yếu ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Quảng Ninh. Tết của người Tày bắt đầu vào ngày 30 và kết thúc vào khoảng sáng mồng 3, tuy vậy cũng như nhiều dân tộc anh em khác, Tết của người Tày thường kéo dài đến hết cả tháng Giêng.

Ngày 27, 28 tháng Chạp, các gia đình đã thịt lợn, gói bánh (người Tày làm bánh chưng dài)... Sau khi lau chùi bàn thờ, người ta buộc bốn cây mía vào bốn góc chân bàn thờ với quan niệm đó là cái gậy để tổ tiên chống. Tối 30, vừa tiếp bạn bè đến chơi, trong nhà vừa làm bỏng, chè lam, bánh khảo. Mọi sự thăm thú kết thúc trước 12 giờ đêm 30, sau đó ai về nhà nấy.

Theo tập tục, người Tày kiêng sáng mồng một có người vào nhà. Họ chọn mời người xông nhà là người có đạo đức trong bản, người có phúc lớn, kị nhất là người có tang hoặc bị ma gà ám… Đàn ông Tày mồng một chơi cha (tức bố mẹ vợ), mồng ba chơi thày (thày cúng). Vào dịp Tết, người ta mặc những bộ quần áo đẹp nhất đi chơi. Màu sắc áo Tày khá trầm. Phụ nữ mặc áo dài màu chàm 5 thân: một thân ngắn, bốn thân dài, ống tay hẹp, thắt lưng cũng màu chàm bỏ mối ra phía sau lưng, đầu đội khăn vuông chàm, trong có vải quấn tóc màu đen hoặc chàm, chân đi hài thêu mũi cong hình mỏ gà.

2. Tết của người Nùng

 

 

Hình ảnh đón Tết của người Nùng. (Nguồn Internet)

Theo phong tục của người Nùng, trong mẫm lễ cúng tổ tiên đêm 30 cũng như trong ngày Tết phải có thịt gà sống thiến. Và con gà để ăn Tết phải được nuôi từ mấy tháng trước Tết, cho ăn toàn thóc. Sáng mùng Một, người con rể phải đi lễ bố mẹ vợ một đôi gà sống thiến. Hai món nữa không thể thiếu đối với Tết dân tộc Nùng là bánh khảo, xôi ngũ màu (vàng, trắng, hai sắc của đỏ gấc, đen).

Để chuẩn bị đón Tết, bắt đầu từ ngày 28 và 29, người Nùng đã nghỉ ngơi, vệ sinh nhà cửa, cọ rửa đồ nông cụ, dán giấy đỏ cúng hồn các vật dụng lao động, trước cửa treo câu đối Tết viết bằng chữ Nôm Nùng... Tối 30, mọi người trong làng chơi tập trung ở một số nhà, sau đó đến khuya thì về đón giao thừa. Sáng mùng 1, họ có tục mừng tuổi cho các thành viên trong gia đình và cho trẻ con các nhà hàng xóm, bạn bè.

Các trò chơi phổ biến trong ngày Tết của người Nùng là ném còn, đá cầu, hát đối nam nữ, đánh võ cổ truyền, đánh gậy, trẻ con thì chơi quay, múa sư tử...

3. Tết của người Thái

 

 

Bánh chưng đen - một loại bánh không thể thiếu được trong ngày Tết của người Thái.(Nguồn Interntet)

Người Thái ở Việt Nam có khoảng hơn 1 triệu người, chủ yếu sống ở Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An. Đối với người Thái ở nhiều vùng, thường 25 tháng Chạp là phiên chợ cuối cùng, lớn nhất trong năm, sau đó là nghỉ ngơi chơi Tết. Sáng ngày 27 hoặc 28, ông trưởng bản chủ trì tổng vệ sinh cho cả bản. Tối 29 bắt đầu gói bánh chưng.

Người Thái thường gói hai loại bánh chưng màu đen và màu trắng. Để làm bánh màu đen, họ đốt rơm lên, lấy tro giã lẫn gạo nếp rồi sàng sạch muội tro mà vẫn giữ lại màu đen. Nhiều nơi không cho nhân bánh. Người ta quan niệm hương vị của Tết ở trong bánh chưng chủ yếu thể hiện ở hương vị của lá dong, và đó cũng là cái chủ yếu để dâng lên tổ tiên.

Sáng 30, các nhà mới tiến hành luộc bánh chưng và thịt lợn. Tối 30 là bữa cơm Tất niên, có sự góp mặt của bà con, bạn bè, rồi cả đêm người ta thức uống rượu, hương không bao giờ tắt.

Sáng mùng Một, người Thái dậy sớm, múc nước luộc bánh chưng cho mỗi người uống một ít. Phụ nữ trong nhà hôm mùng Một Tết được đem xôi đã đồ ra quạt ở giữa gian cúng ma nhà. Sau đó người ta dọn ra hai hoặc ba mâm cúng, mâm đặt trên cao là để cúng tổ tiên nhà chồng, còn mâm thấp hơn cúng tổ tiên nhà vợ. Cúng xong, tất cả con trai trong nhà để cho phụ nữ ăn trước, và chỉ như vậy mỗi ngày mùng Một Tết (hàng ngày, phụ nữ ăn cùng hoặc ăn sau đàn ông).

Bữa cơm Tết của người Thái có một món không thể thiếu, đó là cá, với các món nướng, chua, khô... Người Thái kiêng vứt lá dong xuống gậm sàn, kiêng quét nhà vào ngày mùng Một Tết. Tối ngày mùng Một họ đã làm lễ tạ.

Từ chiều mùng một, thanh niên bắt đầu đi chơi, đến làng nào ăn uống ở làng ấy, có khi đi đến qua cả mùng 10 mới về.

3. Tết của người Mông

 

 

Hình ảnh đón Tết của người Mông. (Nguồn Internet)

Người Mông có một hệ lịch riêng, vì vậy Tết của họ vào khoảng cuối tháng 11 đầu tháng 12 Âm lịch. Tuy nhiên, ngày nay, đa số đồng bào Mông đã ăn Tết Nguyên đán như người Kinh, chỉ trừ một bộ phận nhỏ người Mông ở Mộc Châu vẫn duy trì song song Tết theo hệ lịch riêng của họ.

Như người Kinh, khoảng 25, 26 tháng Chạp, mọi người bắt đầu nghỉ ngơi chuẩn bị đón Tết. Với người Mông, 3 món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết là thịt, rượu và bánh ngô. Tuy nhiên, họ không đón Giao thừa như người Kinh.

Tối hoặc giữa đêm 30, mỗi nhà đều phải làm lễ cúng "ma nhà" (tổ tiên) bằng một con lợn sống, một con gà còn sống (phải là gà trống tơ). Sau khi cúng xong, đem lợn và gà đi giết thịt, rồi cúng một mâm thịt chín. Sau đó mới được ăn và uống rượu đến khi nghe thấy tiếng gà gáy đầu tiên. Đối với họ, tiếng gà gáy sáng sớm của mùng Một mới đánh dấu một Năm Mới bắt đầu.

Bên cạnh đó, lễ hội Sải Sán hay Gầu Tào (hội cầu phúc) trong ngày Tết là lễ hội lớn nhất trong năm và thể hiện nét văn hóa đặc trưng không thể thiếu của người Mông. Lễ hội này thường diễn ra vào ngày mùng Hai của Năm Mới nhằm tạ ơn tổ tiên về mùa màng, súc vật, cầu cho con cháu đầy đàn.

4. Tết của người Sán Dìu (Tam Đảo)

 

 

Hình ảnh đón Tết của người Sán Dìu ( Tam Đảo). (Nguồn Internet)

Việc chuẩn bị để đón chào năm mới của người Sán Dìu diễn ra rất tưng bừng và nhộn nhịp. Ngay từ những ngày đầu tháng Chạp, các cô gái Sán Dìu đã rủ nhau vào rừng lấy lá dong, lá chít và những cây giang bánh tẻ về để chuẩn bị gói bánh. Mọi người trong gia đình lo củi đun, sửa sang nhà cửa, vỗ béo một con lợn cùng với các loại gạo, đậu, đỗ, măng, nấm… Nếu nhà nào có con dâu mới cưới, con trai phải chuẩn bị một đôi gà trống, rượu màu, các loại bánh để đi Tết bên nhà ngoại. Riêng về lợn Tết thì hầu như năm nào cũng vậy, mỗi gia đình người Sán Dìu đều phải thịt một con lợn dù lớn hay nhỏ, chứ không chung đụng hay đi mua, đi đổi.

Ngày 30 Tết, nhà nào cũng trang trí hoa văn, biểu tượng bằng các loại giấy xanh, đỏ, tím, vàng từ ngoài cửa chính, cửa bếp, tới cả chuồng trâu, chuồng bò, chuồng gà,… thậm chí cả đồ vật như: cày, bừa, vại gạo, bồ thóc, các cây cối trong vườn cũng được dán một mảnh giấy màu. Người ta quan niệm làm như vậy để những thứ đó cũng được tham gia ăn tết như chủ nhà và cũng là để cho ma quỷ khỏi đến tranh chiếm. Những gia đình có trẻ nhỏ còn phải may một bộ quần áo mới, đong một rá gạo, làm một sàng cỗ, có rượu cúng bà Mụ để cầu bà Mụ luôn ở bên, dỗ cho bé mau khôn lớn.

Vào khoảnh khoắc năm cũ qua đi, năm mới đang tiến đến cũng là lúc tiếng nhạc, tiếng tù và vang khắp núi rừng. Mọi thứ ngoài đường, trong nhà đều im lặng, không có sự can thiệp của con người. Người Sán Dìu quan niệm: đây là giây phút giao hoà của trời đất. Người trời xuống thăm trần gian, xem trần gian năm qua đã làm gì, năm mới cần gì để về trời phán xử. Giờ phút linh thiêng này kéo dài cho tới hết ngày mồng 1 và phải tuyệt đối tránh sát sinh, ngay cả đến loài ruồi, muỗi, ếch, nhái cũng không ai dám giết.

Ngày mồng 1 Tết, từ sáng sớm tinh mơ, các cô gái ra suối múc nước, trên đường về có bẻ hoa để cắm lên bàn thờ. Nước này các cô đem pha trà cúng và nấu một nồi cháo hành cho trẻ nhỏ ăn để năm mới học thêm sáng dạ và mọi việc đều thông đạt.

Sáng mồng 2 Tết là ngày Lễ tá - hôông - va (Lễ hoa hồng). Con gà trống nhốt từ ngày 30 được đem ra cắt tiết. Tiết này được thấm đều vào 12 lá cờ xanh, đỏ, tím, vàng cắm trên bàn thờ thay cho 12 lá cờ cũ từ tết năm ngoái. Mỗi lá cờ tượng trưng cho một tháng trong năm. Cũng từ mồng 2 Tết, các lễ hội, đặc biệt là hội vật được liên tiếp mở hết làng này đến làng khác.

Tùy vào hoàn cảnh mỗi người, mỗi nhà để làm lễ tạ tết (lễ cúng hết tết). Lễ này thường bắt đầu từ ngày mồng 6 đến 12 tháng Giêng. Sau đó, một năm lao động để mưu sinh lại bắt đầu và người ta lại hứa hẹn, mong đợi một mùa xuân mới với nhiều niềm vui và hạnh phúc.

 

Theo DanViet


 

Hài Hước

Cứ gặp gái xinh là rình chụp ảnh bằng được
Có rất nhiều cách để nổi bật giữa đám đông và "gây cười" cho mọi người là cách mang lại...
 
Trai trẻ 2k đùng cái lấy vợ 9x, quan viên hai họ sốc nặng khi đứng cạnh chụp hình để lộ sự thật
Tình yêu không quan trọng tuổi tác, câu nói này đã rất nhiều lần được minh chứng bằng thực tế....
 
Sự thật về đám cưới của chú rể 2000 và cô dâu hơn 10 tuổi
Theo như những thông tin chia sẻ trên các trang mạng xã hội, cặp đôi được đồn đoán là cô...
 
Những màn ngụy trang
Để thích nghi với môi trường sống, chúng buộc phải ngụy trang cực giống với cảnh vật bên ngoài và...

Nhật ký Cafe Sáng

Vai trò của âm lịch trong cuộc sống và kinh doanh ngày nay
Trong thế giới hiện đại, nơi mà các quyết định thường được đưa ra dựa trên dữ liệu và phân...
 
Khám Phá Các Phương Pháp Xem Tuổi Vợ Chồng Trong Văn Hóa Việt Nam
Trong văn hóa Việt Nam, việc xem tuổi của cả hai người trước khi kết hôn không chỉ là một...
 
4 con giáp sinh ra là những ngôi sao may mắn, đi đến đâu cũng được quý nhân phù trợ, càng về già càng ngập tràn phúc lành
Nhờ được phúc lành vây quanh, 4 con giáp này vượt qua được nhiều gian khó trong cuộc đời.
 
4 mẹo sử dụng thời gian hợp lý để thành công hơn
Ai cũng có 24 giờ trong ngày như nhau nhưng không phải ai cũng sử dụng thời gian hợp lý...
Tổng hợp sự kiện Việt Nam - Brazil
15 năm, kể từ lần dẫn dắt đội tuyển Olympic Brazil sang thi đấu giao hữu với đội tuyển Việt...
 
Gợi ý trả lời câu hỏi phỏng vấn “Điều gì khiến bạn khác biệt?”
Thể hiện những phẩm chất độc đáo của bạn là điều cần thiết trong thị trường việc làm cạnh tranh...
 
CEO JPMorgan cảnh báo: Fed có thể sẽ tăng lãi suất thêm 0,75%, vẫn chưa khép lại lộ trình thắt chặt chính sách
CEO của JPMogarn, Jamie Dimon, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng có khả năng Fed sẽ tăng lãi...
 
4 con giáp sinh ra là những ngôi sao may mắn, đi đến đâu cũng được quý nhân phù trợ, càng về già càng ngập tràn phúc lành
Nhờ được phúc lành vây quanh, 4 con giáp này vượt qua được nhiều gian khó trong cuộc đời.
 
3 tuổi hạn cực xấu năm Giáp Thìn 2024, 1 tuổi đại nạn đề phòng mất cả cơ ngơi
Bước sang năm 2024, có 3 tuổi này rất đen đủi, cần thận tiền bạc thất thoát.
 
5 Cách giúp Thu hút Tài Lộc và Thành Công trong cuộc sống
Rất nhiều người đang tìm kiếm những cách để tạo ra sự thịnh vượng và may mắn trong cuộc sống...
Dấu hiệu nhận biết rau
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số đặc điểm để nhận biết rau có thuốc trừ sâu,...
 
Delectech ra mắt Tính Năng Mới cho Seotobo: Viết Nội Dung Tự Động giúp SEO đỉnh cao
Trong thời đại mà trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng trở thành xu thế, việc tích hợp AI vào...
 
MART24H – NƠI KẾT NỐI TRIỆU TRÁI TIM YÊU THƯƠNG
Ngày 10/01/2021 vừa qua, Công ty Cổ phần Mart24h cùng với Hành Trình Kết Nối Yêu Thương Việt Nam đã...
 
Maritime Bank trao 4 cây vàng cùng hàng nghìn quà tặng  cho các khách hàng may mắn
Tháng 1/2018, Maritime Bank đã trao thưởng 4 cây vàng cùng 27 chỉ vàng đầu tiên của chương trình “Lộc...
 
Thị Phần Lò Đốt Rác của các Hãng tại Việt Nam
Những năm qua để giải quyết bài toán về xử lý rác thải nông thôn thì phương án mua lò...
 
Tuyển dụng trưởng phòng vé & trưởng nhóm quản lý bảo trì máy bay
Hãng hàng không Eastar Jet Co., Ltd tại Hàn Quốc tuyển dụng

Phi Thường

3 tuổi hạn cực xấu năm Giáp Thìn 2024, 1 tuổi đại nạn đề phòng mất cả cơ ngơi
Bước sang năm 2024, có 3 tuổi này rất đen đủi, cần thận tiền bạc thất thoát.
 
3 con giáp là ‘chúa tiêu hoang’, không giỏi tính toán nhưng chẳng bao giờ lo hết tiền
Những con giáp này không được giỏi trong việc quản lý chi tiêu. Họ thích gì sẽ mua, muốn gì...
 
Cô gái hốt tiền tỷ nhờ
Trong thập kỷ qua, xu hướng ăn uống vô độ (hay còn gọi là mukbang) trở nên phổ biến, giúp...
 
4 cung hoàng đạo vượng vận quý nhân vào tháng 1/2022, sự nghiệp lên như diều gặp gió, tiền bạc đầy két
Không phải ai cũng nhận được sự giúp đỡ của quý nhân nhưng 4 cung hoàng đạo này thì khác,...
Top
Điện thoại:

Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]

3.45577 sec| 2010.125 kb