Bởi vì một cuộc sống hạnh phúc = một cuộc sống khỏe mạnh. Chúng ta tích lũy tiền bạc và của cải. Chúng ta uống bổ sung vitamin. Chúng ta tập thể dục. Chúng ta hy vọng rằng những cách đề phòng này sẽ bảo vệ mình khi về già. Nhưng trong lúc chúng ta bảo vệ tiền, xương và huyết áp, chúng ta có thể quên bảo vệ một điều tạo nên sự khác biệt trong chất lượng cuộc sống của chúng ta: đó chính là hạnh phúc của chúng ta.
Nghiên cứu về tâm lý tích cực trong hàng thập niên qua đã cho thấy sự mãn nguyện mang tính chủ quan (kết hợp của sự hài lòng trong cuộc sống và những cảm xúc tích cực trong hiện tại) có thể mang đến một sức khỏe thể chất tốt hơn và giúp sống lâu hơn.
Vậy thì chúng ta hãy bắt đầu lên kế hoạch cho một tương lai hạnh phúc!
Tạo nên ý nghĩa cuộc sống
Sự mãn nguyện, an vui là một trạng thái xảy ra khi chúng ta hướng những hành động trong cuộc sống hằng ngày tới các giá trị và mục tiêu của chúng ta một cách nhất quán. “Khi chúng ta già đi, mối liên quan này càng trở nên quan trọng đối với sự an vui của chúng ta. Chúng ta cần cảm thấy rằng cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa. Và thay vì đi tìm kiếm ý nghĩa đó, chúng ta cần chủ động tạo ra điều đó”. Đó là quan điểm của Beth Vagle, một chuyên gia người Mỹ về huấn luyện cuộc sống.Làm cách nào để tạo nên ý nghĩa đó? Theo Beth Vagle, hãy dành thời gian suy ngẫm về các giá trị của bạn và tìm những hoạt động tôn vinh những giá trị này. Nếu bạn yêu thích học hỏi, hãy liệt kê những hoạt động thường xuyên có thể thỏa mãn giá trị này, chẳng hạn như thăm các bảo tàng địa phương hay đọc sách vào mỗi tối.
Hãy cụ thể
Những giá trị và mục tiêu mà bạn xác định có thể sẽ rộng – “Tôi tận hưởng thiên nhiên” hoặc “Tôi thích nghệ thuật”. Để chúng trở nên hữu ích hơn, bạn cần đào sâu hơn. Con người thường không giỏi hành động khi các ý tưởng còn trừu tượng. Chẳng hạn nếu bạn nghĩ “Tôi muốn giúp mọi người”, thì bạn cần làm rõ hơn.Đối tượng cần giúp là ai?Giúp họ làm điều gì và ở đâu?Bạn có thể tiến đến điều gì đó cụ thể hơn như “Tôi muốn giúp trẻ em đọc sách nhiều hơn”.Từ đó, bạn sẽ tìm cách thực hiện mục tiêu của mình.
Ngăn chặn sự tiếc nuối
Theo Vagle, một câu hỏi quan trọng mà chúng ta cần tự hỏi khi lập kế hoạch hạnh phúc là “Những tiếc nuối nào mà tôi không muốn có?”.Hãy viết ra những điều này.Chọn ra một hoặc hai điều mà bạn cảm thấy thúc bách nhất.Nếu bạn không muốn tiếc nuối vì không dành đủ thời gian cho con cái hoặc cho gia đình thì hãy nghĩ ra những bước cụ thể như cùng nhau lên kế hoạch đi du lịch hay chơi trò chơi, đọc sách với trẻ hằng đêm.
Không ngừng tiến bộ
“Những người tự xem mình như “những công trình đang hoàn thiện” thường là người hạnh phúc nhất khi già hơn”, Vagle nói.Họ luôn tìm cách để là một “tôi tốt hơn” của ngày hôm qua.Nỗ lực này không chỉ làm hài lòng chính họ mà còn có ảnh hưởng đến những người quanh họ. Nếu bạn đang trở thành một người biết lắng nghe hơn thì quan hệ bạn bè và hôn nhân của bạn sẽ được cải thiện, và tạo nên điều mà các nhà tâm lý tích cực gọi là “đường xoắn ốc đi lên của hạnh phúc”.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]