Tháng trước, tôi có dịp tới dự cuộc họp cổ đông hàng năm của Berkshire Hathaway. Cuộc họp rất vui, không phải chỉ vì những trận bóng bàn hay cuộc thi ném giấy với Warren Buffett. Nó còn thú vị bởi vì tôi có cơ hội học hỏi từ Warren và biết thêm về cách nghĩ của ông.
Dưới đây là 3 điều tôi học được từ Warren qua nhiều qua:
1. Không đơn thuần chỉ là đầu tư
Điều đầu tiên mọi người học được từ Warren là cách nghĩ về đầu tư, đương nhiên. Đây là điều bình thường, vì ông có một lịch sử thành công đến khó tin.
Không may là rất nhiều người chỉ nghĩ được đến thế, và họ bỏ lỡ mất một điều, đó là ông ấy có cả một hệ thống tư duy về kinh doanh rất mạnh mẽ.
Ví dụ, ông ấy từng nói về chuyện phải tìm ra được “mỏ vàng” của một công ty – chính là lợi thế cạnh tranh – và xác định xem mỏ vàng đó đang tăng trưởng hay teo tóp.
Ông nói một cổ đông cần phải hành động như thể anh ta sở hữu cả công ty, xem xét các các dòng lợi nhuận trong tương lai và xác định giá trị của chúng.
Đôi lúc, bạn cần phải ngó lơ thị trường thay vì chạy theo nó, vì bạn cần lợi dụng những sai lầm của thị trường – ví dụ như các công ty bị định giá thấp hơn giá trị thực.
Tôi phải thú nhận, trong lần đầu gặp Warren, hệ thống tư duy của ông ấy làm tôi ngạc nhiên.
Tôi có dịp gặp ông lần đầu trong một bữa tối do mẹ tôi sắp xếp.
Trên đường tới đó, tôi nghĩ: “Sau mình lại phải gặp gỡ một tay chơi chứng khoán?”.
Tôi nghĩ ông ấy chỉ tận dụng những yếu tố biến thiên trên thị trường, như khối lượng, giá cả, để đưa ra quyết định.
Nhưng khi chúng tôi bắt đầu nói chuyện ngày hôm đó, ông ấy không hỏi tôi bất cứ thứ gì trong số trên.
Thay vào đó, ông đặt những câu hỏi lớn về các nền tảng cơ bản của công ty tôi. “Tại sao IBM không làm được như Microsoft? Tại sao Microsoft thu lợi nhiều đến vậy?”.
Đó là lúc tôi nhận ra ông ấy nghĩ về kinh doanh một cách thâm thúy hơn những gì tôi đánh giá.
2. Sử dụng nền tảng của bản thân
Rất nhiều lãnh đạo công ty viết thư hàng năm cho cổ đông. Nhưng Warren thì nổi tiếng khi tự viết thư cho mình.
Một phần vì tính hài hước tự nhiên quyến rũ của ông, một phần là bởi mọi người nghĩ bức thư sẽ giúp họ đầu tư tốt hơn (đúng là như vậy).
Nhưng một phần cũng vì ông sẵn sàng nói chuyện thẳng thắn và chỉ trích nhiều thứ, như quyền chọn cổ phiếu hay chứng khoán tài chính phái sinh.
Ông không sợ lên tiếng, như khi ông đứng lên ủng hộ việc tăng thuế đối với người giàu, điều sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích cá nhân ông.
Warren đã truyền cảm hứng để tôi bắt đầu tự viết thư hàng năm về công việc của tổ chức.
Tôi còn phải cố gắng rất nhiều để bức thư của tôi được hay như thư của ông ấy, nhưng việc ngồi lại mỗi năm một lần để giải thích về kết quả của công ty, cả tốt cả xấu, là rất hữu ích.
3. Hiểu tầm quan trọng của quỹ thời gian
Dù có nhiều tiền đến đâu, bạn cũng không thể mua được thời gian. Mỗi ngày, mỗi người chỉ có 24 giờ. Warren hiểu rất rõ điều này.
Ông ấy không để lịch làm việc bị lấp đầy bởi những cuộc họp vô nghĩa. Mặt khác, ông lại rất hào phóng về thời gian với những người ông tin tưởng.
Ông đưa số điện thoại cá nhân cho những chuyên gia tư vấn thân cận tại Berkshire, nói họ có thể gọi ông bất cứ lúc nào, và ông sẽ nghe máy.
Mặc dù Warren có hàng tá những buổi thuyết giảng tại trường đại học mỗi năm, không nhiều người có cơ hội được thường xuyên tham vấn ông.
Tôi cảm thấy rất may mắn vì những buổi trò chuyện của ông là vô giá đối với tôi, không chỉ ở Microsoft.
Khi Melinda và tôi mở quỹ, tôi đã tìm tới ông ấy để xin lời khuyên. Chúng tôi nói rất nhiều về ý tưởng cho rằng từ thiện cũng có ảnh hưởng lớn như các phần mềm.
Hóa ra, cách nghĩ lỗi lạc của Warren về thế giới, áp dụng trong việc đấu tranh với đói nghèo và bệnh tật cũng có hiệu quả như khi áp dụng vào việc làm ăn.
Ông ấy là người duy nhất có một.
Theo Doisongvaphapluat
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]