Theo thông lệ hàng năm, cuối tháng 12 năm ngoái, Hiệp hội Chứng khoán Bắc Mỹ (NASAA) đưa ra danh sách được báo cáo hàng năm mang tên “10 hiểm họa đầu tư”.
NASAA đã chỉ ra những hiểm họa không thể phủ nhận đối với các nhà đầu tư đó là các sản phẩm đầu tư chưa được đăng ký và mô hình đầu tư Ponzi (hình thức vay tiền của người này để trả nợ người khác). Bên cạnh đó, nhà đầu tư nên cẩn trọng đối với sản phẩm dầu mỏ, khí đốt và bất động sản.
Tuy nhiên, sẽ không khỏi ngạc nhiên khi nói rằng kẻ thù của những nhà đầu tư lại là chính họ. Trong khi những sai sót khiến hoạt động đầu tư bị ảnh hưởng theo nhiều cách khác nhau, nếu nhà đầu tư không tỉnh táo để nhận ra những nguy hiểm trong từng hành vi của mình, thất bại là điều dễ hiểu.
Khác với những mối đe dọa chung chung và mang tầm vĩ mô, Chuck Jaffe – cây bút kỳ cựu của tờ Market Watch vạch ra 5 đe dọa lớn hơn mà các nhà đầu tư cần có chiến lược phòng vệ cẩn trọng.
Chúng bao gồm: Tham lam, Sợ hãi, Lười biếng, Giả định và Tin tưởng mù quáng.
1. Tham lam
Hầu hết mọi người không cho rằng muốn có lợi nhuận cao là “tham lam”, nhưng luôn tồn tại một ranh giới mong manh giữa cố gắng để đạt được mức lợi suất cao và mù quáng vượt quá giới hạn và cho rằng mình có thể chiếm lĩnh thị trường, làm giàu nhanh chóng giống như trúng số độc đắc.
Ai tham gia vào thị trường tài chính chắc hẳn đều biết điến siêu lừa đảo Bernie Madoff, người được cho là nếu Charles Ponzi (ông tổ của mô hình Ponzi) sống dậy cũng phải khâm phục. Đặc điểm chung của những chiêu trò này là lợi tức hứa hẹn cao, tiền trả cho nhà đầu tư trước lấy từ tiền đầu tư của người đến sau, và người sau cùng là chịu tổn thất nhiều nhất nếu mô hình sụp đổ.
Gian lận trong lĩnh vực dầu mỏ/khí đốt hấp dẫn lòng tham bởi mức lợi nhuận khủng. Đối với kỳ phiếu, đơn giản là lợi nhuận lớn gấp nhiều lần thu nhập truyền thống cố định trên thị trường.
Nhiều hơn là tốt, nhưng không phải bằng mọi giá.
2. Sợ hãi
Ngược lại của tham lam là sự sợ hãi. Đó là cảm xúc thường thấy khi đầu tư vào tài sản rủi ro cao và những nhà đầu tư quá sợ hãi thường chỉ tìm đến những sản phẩm chắc chắn như dòng niên kim cố định (equity-indexed annuities) và một số công cụ chuyển đổi nhằm mục đích hạn chế nguy cơ thua lỗ. Tuy nhiên người mua có thể chưa hiểu đầy đủ khả năng bảo vệ của những loại hình này.
Giống như “tham lam”, “Sợ hãi” cũng tồn tại một danh giới phân biệt giữa nỗi lo sợ bình thường và hoảng sợ. Có thể phân biệt giữa một sản phẩm đầu tư được bảo vệ hay một chiến lược được quản trị rủi ro thua lỗ và một sản phẩm được định giá cao – chủ yếu làm giàu cho người tư vấn.
3. Lười biếng
Nhà đầu tư có thể tự cứu mình khỏi rắc rối nếu tuân thủ quy trình rà soát đặc biệt (Due Diligence); tức đảm bảo tính khách quan, công bố rộng rãi về các vấn đề pháp lý và ở mức sâu hơn là những vấn đề có thể gây tác động tiêu cực đến nhà đầu tư mà được báo chí và cơ quan chức năng ghi nhận.
Nhìn vào hồ sơ làm việc của những nhà tư vấn, nhà môi giới, nhà kinh doanh cổ phiếu sẽ thấy ai làm việc chui hoặc ai có tiền sử mâu thuẫn với khách hàng. Chỉ bằng một cuộc gọi trực tiếp cho một quan chức ủy ban chứng khoán nhà nước sẽ giúp nhà đầu tư tránh khỏi sản phẩm đầu tư vô danh.
Cũng như vậy, nhiều nhà đầu tư mua vào quỹ tương hỗ xấu, các sản phẩm bảo hiểm phức tạp và đơn giản hơn là không làm khảo sát về những so sánh cơ bản, phân tích độc lập và những sản phẩm thay thế có chi phí thấp hơn.
Tốt hơn nên là một người tiêu dùng thông mình và kiểm tra kỹ trước khi hành động.
4. Giả định
Nguy hiểm này đi kèm với Lười biếng và thực tế là chúng lẫn lộn với nhau.
Khi gian lận bị phát hiện và lật tẩy bởi giới chức, nhìn chung cả gia đình, cộng đồng và các mối quan hệ liên quan khác của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Nguyên nhân khiến cho hành vi lừa đảo lây lan là do khách hàng thường bị hấp dẫn bởi giả thuyết cho rằng “nếu những người thân của họ có thể làm được, thì họ cũng làm được.”
Giả định là nguồn gốc cơ bản của nhiều lỗi lầm. Đừng bao giờ giả định chuyện gì trừ khi sẵn sàng trả giá cho mọi tổn thất sau này.
5. Niềm tin mù quáng
Tất nhiên, bạn có thể tự đưa ra quyết định đối với tiền của mình, nhưng thường thì bạn không làm điều đó. Bạn muốn được giúp đỡ và cảm thấy an tâm hơn khi nhận được lời khuyên từ nhà tư vấn, đặc biệt là khi bước chân vào thế giới đầu tư.
Bạn không tin rằng các nhà tư vấn sẽ gài hiểm họa trong một bản báo cáo đẹp mắt, do đó không đi tìm những "con quỷ" ẩn nấp trong những bản thông tin chi tiết đó.
Đó là cách mà các nhà đầu tư lao vào bất động sản – một trong những danh mục được NASAA cảnh báo, chấp nhận tín thác đầu tư bất động sản không có khả năng giao dịch (non-trading REIT) mà không nghi ngờ về tính thanh khoản và tính phù hợp.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]