- Thị trường
- Tài chính
- Bất động sản
- Thời trang
- Làm đẹp
- Sức khoẻ
- Ẩm thực
- Du lịch
- Đời sống
- Công nghệ
- Giáo dục
- Xe 360
Chia sẻ nhiều kinh nghiệm đánh đôi.
Có vài điểm sau nên biết khi chơi đánh đôi:
1- Lợi ích khi chơi đánh đôi:
Tùy theo độ tuổi (trẻ cở thiếu niên hay thanh niên, người có tuổi), chơi đánh đôi có thể giúp phát triễn một số kỹ năng sống, rất có ích.
Về mặt kỹ thuật, chơi đánh đôi giúp bạn:
- Nâng cao khả năng phản xạ
- Tự tin hơn và tinh quái hơn trong các cú đánh (lob/ lưới), đặc biệt là khả năng điều khiển banh vào các góc, trả giao bóng.
- Thắng trận trong đánh đôi giúp bạn tự tin hơn khi đánh đơn sau này. Các bạn mới "xuống núi", nên tham gia đánh đôi để tích lũy kinh nghiệm trận mạc, đặc biệt khi đứng với các cao thủ.
2- Nguyên tắc để phân vị trí khi đánh đôi:
- Người nào giỏi hơn nên đứng ở phần sân lợi giao. Đây là khu vực cung cấp nhiều tình huống ăn điểm nhất.
- Người nào chơi tay trái, nên đứng ở phần sân lợi giao, trừ phi cả hai tay vợt đều giỏi backhand hơn forehand (hiếm nhưng vẫn có)
- Nếu có ai giỏi đánh phần sân trái hay sân phải, hãy để anh ta / cô ta ở vị trí sở trường đó.
3- Yếu tố then chốt để đánh thắng:
Thống kê cho thấy, hơn 50% kết quả đánh thắng nằm ở lưới. Từ đây ta rút ra qui tắc vàng khi đánh đôi: Gài lưới, tấn công, giết!
Nói về cách gài lưới thì nói cả buổi mới hết. Sẽ nói sau. Cái này phải "ma" mới được.
4- Các yếu tố quan trọng khác nếu muốn thắng khi đánh đôi:
- Phải có cú tấn công dứt điểm đa dạng và quyết đoán.
- Phải có khả năng phối hợp tác chiến
- Phải luôn đoán trước đường bóng và chạy bao sân đúng vị trí
- Phải có thể thực hiện kết hợp các cú nhẹ nhưng tinh tế, và các cú dứt điểm.
Tầm quan trọng của tấn công:
- Bản chất của tennis là đánh. Đừng có nghĩ thủ cho chắc, phải nghĩ đánh cho nó đỡ yếu hay không đỡ nỗi. Đánh đôi sân luôn bị kín, phải dũng cảm tấn công!
- Vị trí tấn công tốt nhất: Lưới, và chỉ có lưới!
- Đội nào kiểm doát được lưới, đội đó kiểm soát được kết quả của mỗi trái banh / cả trận đấu.
Về chuyện phối họp khả năng tác chiến:
- Tôn trọng partner, hiểu khả năng và nổi khổ khi đứng với mình. Liên tục giao tiếp tích cực (động viên chứ đừng cằn nhằn)
- Đừng bao giờ tỏ ra chói sáng, bao biện mọi cú đánh. Ngược lại, chịu khó chỉ dẫn yêu cầu partner phối hợp với mình.
- Có trách nhiệm bảo vệ an toàn cho partner (đừng đưa banh vô thế bên kia nó đập cho bể bụng partner), giúp partner thoải mái và đứng đúng vị trí để phát huy cú đánh.
- Di chuyển cùng nhau, giữ cự ly mỗi người phụ trách để khu vực che chắn và khu vực "giết" rộng nhất có thể . Ví dụ: Banh bị ép ra biên, bạn mình chạy ra cứu thì mình vô giữa để lót. Bị bên kia đập thì phải lùi xuống phụ cứu, nếu được cùng lên lưới, bạn mình đánh vừa sâu là lao lên che kín sân, đứng chênh lệch để cứu bóng sau lưng, ...
Về chuyện đoán đường bóng và chạy che sân:
Nhiều lắm. Nói không hết. Có khoảng 20 bài tập để nâng cao khả năng sát thương đối thủ ngang trình độ.
Ví dụ. Đăt banh ở đâu, đứng ở đâu khi bạn mình serve yếu / serve mạnh, khi đối phương đứng phông hay phông / lưới hay lưới / lưới, ... tuy nhiên nguyên tắc chung là làm cho đối thủ thấy sợ cái lưới của bên mình!
Về chuyện phối hợp các cú tinh tế + cú dứt điểm:
Nhiều lắm, nói không hết. Nguyên tắc chung là đánh sao cho đối thủ khó lòng đánh cú mạnh, làm cho nó đánh cao ngang tay lưới và ... lùa tụi nó về một bên sân để có chổ trống mà giết!
Những cú đánh phải có kha khá:
- Serve.
- Trả giao bóng. Hai cái này mà dỡ thì coi như thua chắc.
- Đứng lưới. Hai cái trên bằng nhau, bên nào lưới hay hơn bên đó ăn.
- Lốp. Ba cái trên bằng nhau, bên nào lob hay hơn bên đó ít thua.
- Cú đánh thứ nhì. Ngay sau khi giao bóng xong, đó chính là cú đánh thứ nhì. Đỡ giao bóng xong, thoát được lưới thì phe ta phải có cú đánh thứ nhì. Cú này giống như chuyền hai trong bóng chuyền. Đội nào có chuyền hai hay, đội đó thắng!
Cái này là cả một nghệ thuật, phải ra sân mới chỉ được. Nguyên tắc chung là:
7/10 cú đánh là đánh chéo sân và vô giữa sân cho 2 tên đối thủ lúng túng khó chịu.
3/10 cú còn lại là đánh lốp và đánh chữ I
Người đứng lưới chỉ việc tập trung ngó cái tên đối thủ sắp đánh bóng, không bao giờ quay đầu ngó bạn mình
Đừng bao giờ chơi bỏ nhỏ với tụi trẻ. Đối thủ cộng tuổi lại trên 100 thì chơi được. Đừng bao giờ bắt volley chữ I, bắt vô hàng rào chắc ăn hơn.
5- Cách chọn partner:
- Biết mình, biết partner, biết đối thủ
- Ai đoán được bóng đi đâu là cao thủ đánh đôi. Cố gắng kiếm người như vậy mà đứng cặp.
- Partner tốt là người có máu biết tha thứ và biết quên ... nỗi tức thua điểm / thua trận.
- Tính cách phải tương phản nhưng bổ sung cho nhau (mình nhát, nó liều nhưng đều có cùng cơ sở lý luận)
- Phải tốn thời gian mới hiểu nhau được.
- Khi bị thất thế, phải có người động viên, giữ bình tỉnh và hướng dẫn con đường gở gạc. Một khi đã thắng đối thủ bằng chiến lược nào, cứ giữ vậy mà đánh. Một khi bị đối thủ làm khó bằng chiến lược nào, làm lại y như vậy với họ (và học tập cách họ vượt khó)
- Chơi với nhiều partner khác nhau để lựa và để luyện mình!
- Cách nói chuyện với nhau là cả một nghệ thuật. Tuy tôi có thể chỉ cho bạn, nhưng chắc là chẳng ai chịu làm theo tôi nên khỏi chỉ (trừ phi là các em bé). Chỉ cần một cái chau mày cũng đủ làm nản lòng partner chứ không cần phải thốt ra lời!
- Vài gợi ý:
+ Luôn tỏ thái độ giúp đỡ, và đồng cảm
+ Giúp partner tự tin
+ Khen partner khi họ đánh hay
+ Chủ động, chân thành xin lỗi partner khi mình đánh hỏng ăn
+ Đừng nói nhiều, phân tích lý lẽ lúc đang thua. Chẳng ai có tinh thần mà nghe lúc đó.
+ Hiểu được sở thích của partner, dù lắm lúc nó vô lý. Giả sữ partner nghe bạn thì ăn 10 đi, không nghe bạn thì ăn 4. Nếu so với bạn nghe cái vô lý của partner mà ăn được 7 thì tại sao không?
+ Nhạy cảm với hành vi, thái độ của partner và đặc biệt, chọc cho đối thủ điên tiết chừng nào tốt chừng đó
+ Tranh thủ lúc nghĩ uống nước bàn mưu sâu, tính kế độc
+ Nhạy bén với thể lực suy giảm của ta và địch mà đổi kế hoạch đánh
+ Nhớ kỹ nguyên tắc cuối cùng: đây là đánh đồng đội, và mọi nguyên tắc cũng luôn bị phá vỡ, kể cả những gì tôi vừa mới nói ở trên!
Nguồn tttd.vn (sưu tầm)
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]