Rối loạn tiền đình căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi
Rối loạn tiền đình là một căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh biểu hiện bằng các cơn chóng mặt, choáng váng, đi đứng khó khăn, đôi khi bệnh nhân còn buồn nôn và nôn dữ dội... Căn bệnh này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bệnh nhân và đặc biệt nguy hiểm khi xuất hiện ở người cao tuổi. Khi mà cơ thể đang trong tình trạng lão hóa, chức năng cũng như độ bền của mọi cơ quan đều đang giảm sút, một cơn rối loạn tiền đình bất ngờ khiến bệnh nhân ngã sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lương như gãy xương hay chấn thương sọ não.
Điều trị rối loạn tiền đình ngày nay chủ yếu là điều trị nội khoa. Bệnh nhân phải tuyệt đối nghe theo chỉ định về thuốc và thời gian dùng thuốc của bác sĩ mới có thể đạt được hiệu quả, đặc biệt là đối với rối loạn tiền đình ngoại biên. Tuy nhiên, thuốc chỉ giúp giải quyết tức thời những cơn chóng mặt cấp. Về lâu dài, bệnh nhân cần chủ động đối phó với căn bệnh này bằng các biện pháp không dùng thuốc.
Chế độ tập luyện
Tập đầu và cổ:
Ngửa đầu ra sau, cúi đầu xuống, nghiêng đầu sang phải và sang trái hết cỡ.
Quay đầu tròn chữ O bên phải rồi bên trái (khoảng 10-15 lần).
Nằm ngửa trên giường, để một tay ở đỉnh đầu, một tay dưới cằm, thật mềm cổ, nhẹ nhàng vặn mạnh cằm về bên trái, rồi về bên phải, có tiếng kêu răng rắc là tốt.
Sau đó, lồng các ngón tay với nhau để vào sau gáy, kéo mạnh gập cằm về phía ngực (khoảng 10 lần).
Xoa mặt, mắt, tay:
Hai bàn tay xiết mạnh vào nhau cho nóng, xoa đều vào mặt, hốc mắt và tai để tác động vào các nút thần kinh tai, mắt, mặt (khoảng 10 lần).
Tập thể dục như bình thường nhưng phải làm được 3 động tác cơ bản sau đây:
Chạy đi chạy lại nhẹ nhàng 8-10 phút.
Đứng hơi dạng hai chân, cúi người xuống, đầu ngón tay chạm vào ngón chân cái
Vung hai tay và quay mặt về bên trái rồi về bên phải hết cỡ (nhớ là quay cả mặt). Làm 10 lần.
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống hợp lý là một trong những phương pháp chữa bệnh rất hiệu quả. Với những bệnh nhân bị rối loạn tiền đình việc có một chế độ ăn uống hợp lý rất cần thiết. Những người bị rối loạn tiền đình nên:
Tránh các loại thực phẩm và đồ uống có lượng đường, lượng muối cao. Nên để cho cơ thể hấp thu lượng đường và muối tự nhiên từ các loại ngũ cốc, hạt.
Tránh các thực phẩm và đồ uống có chứa các chất kích thích như cafein, cafein có thể khiến tình trạng ù tai tăng lên. Rượu, bia cũng cần được hạn chế bởi rượu, bia sẽ tác động lên hệ thần kinh trung ương có thể gây các cơn đau đầu với bệnh nhân rối loạn tiền đình.
Uống đủ nước mỗi ngày chừng 1,5 lít nước để bù lại lượng nước mà cơ thể bị mất.
Nên ăn nhiều thực phẩm như: rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung lượng vitamin, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Phòng tránh nguy cơ
Khi bệnh nhân đã mắc hội chứng RLTĐ thì phải cẩn trọng trong tư thế sinh hoạt, như không nên quay cổ một cách đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh, tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh để tránh tiếng ồn.
Bệnh nhân cũng cần giảm căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo khi ngồi ôtô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt... Trường hợp chóng mặt kèm theo các triệu chứng như nhức đầu đột ngột, sốt từ 380C trở lên, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật hoặc nhìn đôi (thấy 1 thành 2), mất thị lực, giảm thính giác... thì nên đi khám ngay tại chuyên khoa tai mũi họng, thần kinh.
Bệnh nhân tuyệt đối không được tự mua thuốc uống theo mách bảo, theo đơn thuốc cũ vì ngoài rối loạn tiền đình, các dấu hiệu này có thể báo hiệu những bệnh lý nặng như tai biến mạch não, u não, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, bệnh đa xơ cứng.
Uống đủ nước mỗi ngày.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]