Sốt cao, co giật thường gặp ở các bé trong độ tuổi 1 - 3 tuổi. Ở các bé gái tuổi càng nhỏ nguy cơ bị sốt cao, co giật cao hơn các bé trai cùng độ tuổi. Cơn co giật xảy ra khi trẻ bị sốt ở nhiệt độ từ 39,2 độ C, khoảng 25% xảy ra khi nhiệt độ của bé là 40,2 độ C. Những em bé ở độ tuổi 6-18 tháng tuổi, sốt co giật diễn ra khi nhiệt độ trên 40 độ C.
Nguyên nhân là do trẻ bị sốt kèm theo nhiễm trùng đường hô hấp trên, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Bên cạnh những trẻ bị rối loạn chất điện giải, vitamin B6 cũng là nguyên nhân gây sốt cao, co giật ở trẻ.
Theo các chuyên gia, nếu trong gia đình có người thân hoặc cha mẹ có tiền sử bị sốt cao, co giật thì đứa trẻ sinh ra có nguy cơ bị sốt cao, co giật gấp 2 - 3 lần những trẻ bình thường. Nếu cả bố và mẹ đều có tiền sử bị sốt cao, co giật thì khả năng con bị bệnh cao hơn gấp nhiều lần. Triệu chứng của sốt cao, co giật ở trẻ em
Triệu chứng của sốt cao co giật ở trẻ em
Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà người ta chia sốt cao, co giật ra làm ba dạng sau: Sốt cao, co giật nhẹ, sốt cao, co giật nặng và động kinh.
- Sốt cao, co giật nhẹ: Những trẻ bị sốt cao, co giật nhẹ cơn co giật thường kéo dài 15 phút, trẻ không có dấu hiệu thần kinh cục bộ và cơn co giật chỉ diễn ra một lần. Ở thể nhẹ bệnh thường tự khỏi, 90% ca không để lại bất cứ di chứng nào.
- Sốt cao, co giật nặng: Sốt cao, co giật nặng thường do sốt kèm các triệu chứng như: Cơn co giật kéo dài trên 15 phút, vận động cục bộ ở não, dẫn đến làm liệt todd (liệt sau cơn co giật). Ở thể nặng, trẻ thường bị trên 1 cơn co giật trong vòng 24 giờ. Khi bị sốt cao co giật nặng, hệ thần kinh của trẻ sẽ bị tổn thương, có 7% ca bị sốt cao co giật phức tạp bị suy giảm thần kinh, dẫn đến bị động kinh.
- Sốt cao, động kinh: Trẻ sốt cao, động kinh, các cơn co giật diễn ra nhiều lần. Một nghiên cứu mới đây được tiến hành trên 1.706 trẻ co giật do sốt cao, thì có 8% trường hợp cơn co giật kéo dài trên 15 phút, 4% cơn co giật kéo dài 30 phút và 25% trường hợp sốt cao động kinh.
Ở các bé gái tuổi càng nhỏ nguy cơ bị sốt cao, co giật cao hơn các bé trai cùng độ tuổi.
Thông thường ở trẻ nhỏ, co giật nửa người sau đó tự khỏi hoặc nếu không điều trị kịp thời có thể gây liệt nửa người. Ở những trẻ do sốt cao động kinh, thường biến chứng thành liệt cứng hoặc động kinh cục bộ vận động. Khi trẻ bị sốt cao động kinh sẽ làm hoại tử vỏ não, hạch nền, tiểu não, hoại tử cấu trúc thùy thái dương và đồi thị vô cùng nguy hiểm cho trẻ.
Trẻ em sốt cao co giật có nguy hiểm không?
Đại đa số các cơn co giật do sốt cao đều khỏi hoàn toàn, không tái phát khi trẻ trên 5 tuổi, không để lại di chứng và không gây biến chứng động kinh sau này. Khoảng 4% các trường hợp có nguy cơ trở thành bệnh động kinh sau này, thường gặp ở thể sốt co giật có biến chứng, có bất thường về phát triển tâm thần vận động, hoặc gia đình có tiền sử bệnh động kinh.
Để chẩn đoán một cách chính xác gây nên hội chứng sốt cao co giật ở trẻ, cần có sự thăm khám kỹ càng về mặt thần kinh, thông qua các kết quả điện não đồ ngay sau cơn co giật và sau đó 1 tuần để cho sự đánh giá chính xác.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]