Các triệu chứng thông thường , hay gặp của cảm cúm là : hắt hơi, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, ho...Và URTI virus (virus gây nhiễm trùng đường hô hấp trên) được xem là nguyên nhân chủ yếu thường gặp , đôi khi có thể gặp nguyên nhân do vi khuẩn.
Do đa số nguyên nhân là virus nên cảm cúm không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là điều trị triệu chứng và nâng cao thể của người bệnh. Có thể gặp các nhóm thuốc sau:
Nhóm kháng Histamin
Các hoạt chất trong nhóm thuốc này có tác dụng đối kháng với Histamin. Do dó làm mất tác dụng giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch của histamine trên mao mạch vì thế làm giảm hoặc mất phản ứng viêm và dị ứng, giảm phù, giảm ngứa. Đây là nhóm thuốc được lựa chọn hàng đầu trong điều trị triệu chứng của cảm cúm như hắt hơi, chảy nước mũi và các triệu chứng của dị ứng.
Một số hoạt chất trong nhóm kháng Histamin thế hệ 1 (phenothiazine, ethanolamine, các dẫn xuất piperazine: cinarizin, dimenhydrinat, promethazine, diphenhydramine) còn có tác dụng ức chế thần kinh trung ương gây tác dụng an thần, buồn ngủ. Đây vừa là tác dụng phụ đối với những người cần tỉnh táo để làm việc nhưng lại là tác dụng điều trị khi sử dụng các thuốc này để chống say tàu xe, máy bay….Rất may tác dụng này không có ở các hoạt chất thuốc nhóm khàng Histamin thế 2 (loratadin, cetizin, astemizole) nên các bệnh nhân cần tỉnh táo vẫn có thể sử dụng được.
Thuốc thông mũi
Với tác dụng chống sung huyết do làm co các niêm mạc bị sung huyết ở đường hô hấp trên. Chính vì thế, thuốc này thường được sử dụng trong trường hợp cảm cúm kèm theo hắt hơi, nghẹt nũi, ngứa và chảy nước mũi. Các hoạt chất thường dùng ở nhóm này là : pseudoephedrine hoặc phenylephrine. Nhóm thuốc này được sử dụng ở người bệnh nhân có chống chỉ định với nhóm kháng Histamin: mẫn cảm với thuốc, người mang thai cho con bú, nhược cơ, u xơ tuyến tiền liệt, tăng nhãn áp.
Lưu ý khi sử dụng thuốc này: tuyệt đối không dùng thuốc này đối với trẻ em dưới 4 tuổi. Nếu sau 7 ngày sử dụng liên tục mà triệu chứng của bạn không cải thiên thì không nên tiếp tục sử dụng thuốc này mà quay lại xin ý kiến của bác sĩ. Ngoài ra với bệnh nhân đang dùng thuốc trầm cảm nhóm IMAO (furazolidone, isocarboxazid, phenelzine, rasagiline, selegilin) cũng không nên dùng nhóm thuốc này do pseudoephedrine hoặc phenylephrine có tác dụng trên thần kinh trung ương, xảy ra tương tác giữa 2 nhóm thuốc.
Nhóm thuốc giảm ho
Nhóm thuốc thường chỉ sử dụng 2 hoạt chất: codein, dextromethorphan. Tác dụng giảm ho của nó các thuốc này ứng chế trung tâm ho ở não bộ.
Codein: Ngoài tác dụng giảm ho, codein còn có tác dụng giảm đau , do trong cơ thể 1 phần codein chuyển thành morphin. Tuy nhiên, tác dụng giảm đau của codein thì yêu hơn morphin từ 2-10 lần. Trên thưc tế, codein thường phối hợp các thuốc giảm đau – hạ sốt ngoại vi như paracetamol, ibuprofen, … Lưu ý thuốc không được sử dụng trên những bệnh nhân suy gan, suy hô hấp, trẻ em dưới 1 tuổi.
Dextromethorphan có các ưu điểm là không gây buồn ngủ, không gây nghiện, không giảm đau, không ảnh hưởng đến nhu động ruột và sự tiết dịch ở đường hô hấp. Thuốc có tác dụng giảm ho mạng hơn codein vì thế dextromethorphan là hoạt chất hay được sử dụng nhất để giảm ho. Không sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 2 tuổi và bệnh nhân đang sử dụng nhóm thuốc IMAO – thuốc điều trị trần cảm.
Mặc dù là nhóm thuốc quen thuộc, tuy nhiên nếu bạn mắc các bệnh tăng huyết áp, hen, bênh nhân đang điều trị thuốc trầm cảm IMAO thì cần rất thận trong khi sử dụng nhóm thuốc này, để chăc chắn bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ thuốc nào. Đặc biệt lưu ý nhóm thuốc này với trẻ em dưới 6 tuổi và thận trong với trẻ trong độ tuổi từ 6-11 tuổi.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]