Xử lý vết thương do ngã, va đập, bị bỏng
Nếu trẻ bị bỏng:
Việc đầu tiên là xối nước vào vết thương, không cởi quần áo chỗ bị thương tránh trường hợp vải dính vào da thịt. Xối nước lâu một chút.
Nhiều vết bỏng nhỏ hoặc nhẹ sẽ khỏi ngay khi mới xối nước. Sau đó trẻ lấy bông gạc băng vết thương lại và gọi cứu thương hoặc gọi người lớn.
Khi bị chảy máu
Việc cần làm là trẻ cần vệ sinh cho sạch vết thương nếu dính bẩn. Sau đó lấy bông lau nhẹ vết thương và băng bó lại. Nếu vết thương nhỏ, có thể băng bằng băng keo cá nhân. Nếu vết thương lớn, trẻ cần bông băng y tế. Việc băng bó phải làm cẩn thận, quấn nhiều vòng, quấn chặt tay vừa phải, quấn quá chặt sẽ khiến bông băng dính chặt vào vết thương, gây đau đớn cho trẻ. Sau đó, trẻ cần gọi người lớn để kiểm tra lại.
Với các vết bầm nhẹ, thương tổn không lớn
Bố mẹ hãy dạy trẻ cách dùng đá chườm lạnh ngay sau khi bị té ngã, đụng cạnh bàn, trượt cầu thang, sau phẫu thuật… Mục đích là giúp mạch máu co lại, khiến vết thương giảm viêm giảm sưng, giảm chảy máu.
Xử lý tổn thương về mắt
– Tổn thương mắt do va đập, bầm tím, xây xát nặng: Đắp một miếng vải thấm nước lên mắt trẻ để bé bớt đau, đồng thời nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu
– Tổn thương do hóa chất: Rửa mắt cho bé bằng nước ấm trước khi đưa đến cơ sở y tế.
Cách xử lý vết thương do côn trùng đốt
Khoai tây có thể làm dịu vết thương do côn trùng đốt, đồng thời làm mờ vết thâm trên da trẻ khi vết thương biến mất
Vết muỗi cắn:
Xoa ngay vào vết sưng 1 ít nước hoa trẻ em, hoặc kem trị muỗi đốt, hoặc cũng có thể dùng kem trị mụn, kem đánh răng để giảm sưng, ngứa.
Dùng khoai tây cắt lát chà xát lên vết muỗi cắn, sau 5 phút lại chà lại. Cách xử lý tai nạn ở trẻ vừa đơn giản vừa hiệu quả này sẽ giúp vết muỗi đốt biến mất mà không để lại vết thâm trên da của trẻ.
Vết ong đốt:
Dùng tay ấn quanh vết cắn để đẩy nọc độc ra ngoài.
Dùng củ, lá môn chà xát chỗ bị sưng.
Nếu bị ong vàng đốt, dùng đường đen hay giấm chua thoa ngay lên vết thương.
Dùng bã trà còn ướt chà xát tại chỗ sưng để giúp giảm đau.
Lấy rau sam hay lá hẹ giã nhuyễn đắp tại chỗ, hoặc gừng tươi cắt lát chà xát vết thương.
Đối với giống ong có độc: lấy rau dền vò nát, xát vào vết đốt.
Dùng vôi tôi, củ dáy bôi lên vết đốt cũng giúp giảm sưng đau
Nếu trẻ bị nhiều nốt ong đốt, hay vết đốt có dấu hiệu sưng nghiêm trọng, trẻ run lạnh, co giật…thì sau khi sơ cứu cần khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị đề phòng nhiễm độc nặng. Chú ý đem theo cả mẫu ong đốt để việc điều trị được thích hợp
Xử lý vết thương do dị vật đâm
Nhận diện vùng bị thương, lấy dị vật ra nếu có. Nếu vết thương nhẹ, không chảy máu như bị vướng dằm thì chỉ cần chườm mát cho trẻ và thoa kem trị mụn
Vết thương chảy máu ở chân, tay, cằm, mặt: Cầm máu bằng cách giữ chặt vết thương trong 1 phút, sau đó rửa sạch bằng xà phòng hoặc thuốc sát trùng/oxi già rồi băng lại
Nếu vết thương ở diện rộng, sâu, không lấy được dị vật có thể lấy vải mềm,sạch quấn quanh vết thương để cầm máu, đồng thời nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]