Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là một dạng bệnh nội tiết do rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Biểu hiện của bệnh tiểu đường là mức đường trong máu luôn tăng cao, ở giai đoạn mới phát người bệnh thường xuyên thấy khát nước, khô miệng, tiểu nhiều về đêm. Một vài dấu hiệu vào buổi sáng có thể nhận rõ bệnh tiểu đường.
Dấu hiệu buổi sáng bạn đã bị bệnh tiểu đường
Cảm giác chóng mặt
Chóng mặt vào buổi sáng là nguyên nhân khiến bạn bị tiểu đường.
Nếu bạn bị cảm giác chóng mặt khi vừa mở mắt vào buổi sáng, điều ấy có nghĩa các mạch máu ở đốt sống cổ của bạn đang bị đè nén, ảnh hưởng đến việc lưu thông máu lên não.
Trong trường hợp này, bạn nên tránh ngồi dậy đột ngột mỗi khi thức giấc. Hãy nằm trên giường thêm nửa phút, ngồi dậy từ từ và ngồi thêm khoảng 1 phút rưỡi.
Sau khi cho chân xuống nền nhà, bạn cũng không nên đứng dậy ngay mà để vậy chừng 1 phút rồi mới đứng dậy. Điều đó sẽ giúp bạn tránh được cơn hoa mắt chóng mặt do thiếu máu lên não.
Bị ra mồ hôi
Buổi sáng thường rất mát mẻ và cơ thể đang trong giai đoạn nghỉ ngơi kéo dài. Nếu bạn bị ra mồ hôi vào thời điểm này, đặc biệt là ra nhiều mồ hôi đến mức ướt đẫm cả người, thì đó là biểu hiện bất thường.
Biểu hiện đó chính là lời báo động lượng đường trong máu của bạn quá thấp khiến cho chức năng của nội tạng bị rối loạn. Bạn cần chú ý bổ súng các loại vitamin và ăn nhiều hoa quả, nhiều rau xanh để cung cấp đầy đủ vitamin cho cơ thể.
Hơi thở có mùi
Đây cũng là dấu hiệu cần chú ý, cảnh báo nguy cơ mắc tiểu đường hoặc có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe của gan và dạ dày. Vì vậy khi gặp tình trạng này, bạn cũng nên đi gặp bác sĩ để có thể kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường của sức khỏe.
Khi tỉnh dậy vào buổi sáng và gặp phải những triệu chứng trên, hãy cảnh giác và theo dõi hoặc đi khám bác sĩ để phát hiện những dấu hiệu bất thường của sức khỏe, phát hiện bệnh tiểu đường sớm hơn cũng như có phương pháp điều trị tiểu đường kịp thời.
Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường
Ăn ngọn khoai lang lá tía theo cách nào cũng được, càng nhiều càng tốt, có thể ăn thêm ít cơm. Có người đã dùng đọt non rau khoai lang tía (tím), luộc, xào, nấu canh, gần như ăn trừ cơm ròng rã trong khoảng 3 tuần. Người này đã sống khỏe suốt 40 năm, theo dõi bệnh không tái phát.
Ăn hột đậu chiều, rau khoai lang đỏ. Uống thêm nước sắc quả chuối hột xanh 30 g uống hàng ngày.
Dùng 50 g vỏ tươi củ khoai lang trắng nấu nước uống cả ngày.
Củ khoai lang trắng rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, mỗi ngày dùng 50 g hãm nước sôi uống cả ngày. Áp dụng liên tục 10 ngày.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]