1. Bệnh tiểu đường là bệnh gì?
Tiểu đường hay còn gọi là "đái tháo đường" là một bệnh mạn tính,thường tiến triển âm thầm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ trở nặng và gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh tiêu đường tăng đáng kể với số ca mắc hiện nay khoảng 3 triệu người, trong số đó có tới 60% bệnh nhân chưa được phát hiện bệnh.
Tiểu đường nằm trong số 10 nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu ở cả hai giới, gây ra các biến chứng nặng nề về tim mạch, tổn thương thần kinh, suy thận, nhiễm trùng và gây tổn thương bàn chân có thể dẫn đến phải cắt cụt chi.
2. Nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có 2 loại.
Loài 1 là do thiếu insulin. Do tuỵ sản xuất không đủ insulin ( thiếu insulin tương đối hay tuyệt đối so với nhu cầu của cơ thể ) hoặc do tế bào không sử dụng được insulin, làm tăng đường huyết và tiểu đường.
Loại 2: Từ việc đường huyết tăng bị ảnh hưởng nhất là tế bào cơ và mô mỡ, kết quả của quá trình này được gọi là " kháng insulin". Kháng insulin là vấn đề chính trong bệnh tiểu đường loại 2.
Glucose là loại đường đơn có trong thức ăn. Insulin là một nội tiết tố được tế bào đặc biệt của tuyến tuỵ bài tiết ra. Nó có tác dụng giúp đưa glucose vào trong tế bào, cũng như insulin giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa glucose máu.
Sau khi ăn, glucose trong máu tăng lên. Ðể đáp ứng với sự tăng này, tuỵ sẽ bài tiết ra insulin giúp đưa glucose vào trong tế bào và như thế sẽ làm mức đường trong máu trở về bình thường. Nếu glucose trong máu thấp, tuỵ sẽ ngưng bài tiết insulin.
Ở người bình thường, với hệ thống điều hoà như vậy giúp kiểm soát được mức đường trong máu. Còn ở bệnh nhân bị tiểu đường, chất insulin bị thiếu hụt ( tiểu đường loại 1) hoặc bài tiết không đủ cho nhu cầu của cơ thể ( tiểu đường loại 2 ).
Cả hai nguyên nhân trên đều làm tăng lượng đường trong máu.
3. Các loại hoa quả tốt cho người tiểu đường
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, bên cạnh việc sinh hoạt, vận động hợp lý thì một chế độ dinh dưỡng khoa học là điều cần thiết. Đồng thời việc bổ sung vitamin từ các loại hoa quả, trái cây sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của những người mắc bệnh tiểu đường.
Bưởi đỏ
Bưởi là lựa chọn rất lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường. Người bị tiểu đường có thể dùng một nửa trái bưởi đỏ mỗi ngày.
Việt quất
Các loại quả như việt quất có chứa chất oxy hóa. Bên cạnh đó, nó cũng có nhiều chất xơ, tinh bột thấp và các vitamin khác nhau phù hợp với người bị tiểu đường.
Táo
Táo chứa nhiều chất oxy hóa giúp giảm lượng cholesterol, làm sạch hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Táo cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tiêu hóa chất béo trong cơ thể.
Cam
Một loại quả chứa rất nhiều vitamin C tốt cho sức khỏe đó là: Cam.
Không chỉ có hàm lượng vitamin C cao, cam còn có lượng carb thấp và có chứa chất kali. Cam cũng được cho là một trong những loại quả an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.
Roi
Giống như bưởi, roi cũng là loại quả có tác dụng khống chế lượng đường trong máu. Thậm chí cả hạt roi cũng có tác dụng chữa bệnh, bạn có thể ăn roi sau đó lấy hạt phơi khô và tán thành bộ, uống với nước. Cách làm này không những tốt đối với bệnh nhân tiểu đường mà nó còn giúp bạn thỏa mãn cơn khát và ngăn ngừa tình trạng đi tiểu nhiều lần.
Tuy nhiên, việc ăn trái cây vào thời điểm nào là một điều vô cùng quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường.
Phải có khoảng cách ít nhất 2 giờ sau các bữa ăn mới nên dùng trái cây, ăn trái cây lúc này sẽ không làm đường huyết của người bệnh bị tăng đột ngột. Thời gian lý tưởng để ăn trái cây là giữa buổi sáng, khoảng 11 giờ sáng hoặc vào buổi tối lúc 5 giờ chiều.
Những lưu ý khi ăn trái cây ở người tiểu đường:
- Không ăn nhiều một loại trái cây nhất định, nên ăn đa đạng.
- Hạn chế ăn trái cây khô, đóng hộp.
- Ăn trái cây xa các bữa ăn chính, nhưng không được thay thế bữa ăn chính.
- Nên vừa ăn vừa tự 'nghe ngóng' bản thân bởi cơ thể mỗi người thường phản ứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng của mỗi người.
- Nên ăn trái cây cả quả, không ăn bằng cách ép nước.
- Chỉ nên ăn tối đa 3 lần trái cây mỗi ngày.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]