Trầm cảm là một bệnh phổ biến và có tỷ lệ ngày càng tăng ở người cao tuổi. Bệnh có những biểu hiện về thể chất lẫn tinh thần và rất may là các triệu chứng của bệnh được cải thiện đáng kể khi được điều trị. Việc áp dụng các phương pháp điều trị và hỗ trợ hiệu quả sớm sẽ giúp bệnh nhân hồi phục nhanh và hòa nhập với cuộc sống.
Có thể chia việc điều trị trầm cảm hiện nay thành hai phương pháp: phương pháp dùng thuốc và tâm lý trị liệu. Tùy tình trạng của từng bệnh nhân mà có thể dùng một trong hai phương pháp hoặc phối hợp cả hai.
Phương pháp dùng thuốc
Thuốc chống trầm cảm giúp điều chỉnh trạng thái mất cân bằng sinh hoá trong não. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng trầm cảm. Người cao tuổi sẽ được các bác sỹ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý và thích hợp với từng người cụ thể nhằm hạn chế các tác dụng phụ bất lợi và đặc biệt phải an toàn. Việc dùng thuốc chống trầm cảm ở người cao tuổi bắt buộc phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thời gian điều trị cũng cần phải được bảo đảm thực hiện đầy đủ. Tùy theo đợt trầm cảm xuất hiện lần đầu hay là đợt tái phát mà thời gian điều trị thuốc có thể thay đổi từ 6 tháng cho đến vài năm. Cần theo dõi và khám định kỳ trong thời gian dùng thuốc để bác sĩ có thể đánh giá hiệu quả của việc dùng thuốc cùng các tác dụng phụ của thuốc nếu có.
Thuốc dùng có hiệu quả khi người bệnh cảm thấy ăn ngủ tốt hơn, có cái nhìn tích cực hơn về bản thân cũng như tương lai. Các triệu chứng của bệnh có thể bắt đầu nhận thấy giảm sau một tuần điều trị, tuy nhiên hiệu quả đầy đủ nhất chỉ có thể đạt được sau 8-12 tuần dùng thuốc.
Khi sử dụng thuốc chống trầm cảm, người cao tuổi có thể xuất hiện các biểu hiện sau đây do tác dụng phụ của thuốc như đau bụng, buồn nôn, khô miệng, táo bón, chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ, các vấn đề tình dục...
Khi xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh không được ngừng thuốc đột ngột, nên gặp bác sĩ để tư vấn và có sự điều chỉnh hợp lí.
Gặp bác sĩ để tư vấn và có sự điều chỉnh hợp lí
Chú ý việc sử dụng thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ tự tử. Do vậy người bệnh cần lưu ý khi sử dụng thuốc. Bệnh nhân cần được giám sát chặt chẽ nhằm hạn chế tư tưởng hoặc hành vi tử tự khi uống thuốc chống trầm cảm.
Vật lý trị liệu
Các liệu pháp tâm lý cũng rất hữu ích cho người bị trầm cảm. Tuỳ theo tình trạng bệnh mà bác sỹ đưa ra các liệu pháp thích hợp, có khi đơn giản chỉ là một buổi trò chuyện cùng bác sỹ cũng đã giúp ích cho người bệnh rất nhiều.
Thông qua các buổi nói chuyện, tìm hiểu về các nguyên nhân gây trầm cảm để có thể hiểu được nó tốt hơn. Bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân xác định và thay đổi những hành vi không lành mạnh hoặc những mối quan hệ, cách giải quyết các vấn đền trong cuộc sống. Liệu pháp tâm lý có thể giúp người cao tuổi lấy lại cảm giác hạnh phúc và kiểm soát trong cuộc sống, giúp giảm bớt các triệu chứng trầm cảm. Vật lí trị liệu bao gồm các liệu pháp sau:
Liệu pháp hành vi nhận thức: Gíup bệnh nhân hiểu rõ về thái độ và cách suy nghĩ của chính bản thân về bệnh trầm cảm. Từ đó giúp bạn thay đổi một số các hành vi và thói quen không tốt cho tình trạng bệnh, giúp bệnh nhân có cái nhìn tích cực hơn về bản thân cũng như thế giới xung quanh.
Liệu pháp quan hệ cá nhân: Tập trung vào mối quan hệ của bệnh nhân với mọi người xung quanh. Đánh giá các mối quan hệ đó ảnh hưởng đến bệnh nhân như thế nào, từ đó giúp bệnh nhân xác định và thay đổi những hành vi tiêu cực.
Liệu pháp giải quyết vấn đề: Tập trung vào các vấn đề cụ thể mà bệnh nhân phải đối mặt và giúp tìm ra giải pháp, giải tỏa tâm lí.
Ngoài các biện pháp hỗ trợ tâm lí. Bệnh nhân trầm cảm còn được điều trị bằng cách sử dụng các kĩ thuật sau:
Liệu pháp kích thích từ -TMS (Transcranial Magnetic Stimulation)
Liệu pháp kích thích từ -TMS sử dụng trong điều trị bệnh trầm cảm ở người cao tuổi
TMS là một phương pháp áp dụng với những bệnh nhân kháng nhẹ với thuốc. Liệu pháp này sử dụng từ tính mạnh để thay đổi hoạt động não. TMS là biện pháp sử dụng một thiết bị điện từ để tạo ra một dòng điện nhỏ ở vùng não kiểm soát tâm trạng mà không gây ra một cơn động kinh hoặc mất ý thức. Tác dụng phụ nếu có là tối thiểu. Chúng có thể bao gồm khó chịu tại vị trí nơi đặt các nam châm và có thể gây đau đầu nhẹ.
Liệu pháp co giãn trị liệu - ECT (Electroconvulsive Therapy)
Trong ECT, dòng điện được truyền qua não gây tác động đến mức độ dẫn truyền thần kinh trong não. Đây là một điều trị an toàn và hiệu quả cho những người không đáp ứng với thuốc và những người có nguy cơ cao của tự tử. Nó cũng là một điều trị hiệu quả cho người cao tuổi đã trầm cảm nặng và không thể dùng thuốc chống trầm cảm vì lý do sức khỏe. Khoảng 70-90% bệnh nhân có sự cải thiện khi sử dụng liệu pháp này.
Tác dụng phụ thường gặp nhất là nhầm lẫn, có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Một số người cũng đã mất trí nhớ tạm thời.
Kích thích thần kinh phế vị - VNS (Vagus Nerve Stimulation)
Điều trị này sử dụng xung điện với một máy phát xung phẫu thuật cấy ghép để ảnh hưởng đến các trung tâm tâm trạng của não bộ. VNS là một lựa chọn cho những người bị trầm cảm kháng thuốc nghiêm trọng.
Bằng việc cấy một máy phát điện nhỏ ở ngực, giống như một máy tạo nhịp tim, các thiết bị sẽ gửi các xung điện sau đó được dẫn truyền để kích thích những vùng não và do đó làm giảm trầm cảm. Khoảng vài tháng sau khi tiến hành cấy ghép thiết bị bệnh nhân mới nhận thấy hiệu quả diều trị.
Một số người sử dụng các loại thảo mộc, thuốc bổ, và phương pháp điều trị thay thế khác cho bệnh trầm cảm. Một số phương pháp điều trị thay thế khác như châm cứu, thôi miên, thiền định... có thể giúp một số người giảm các triệu chứng.
Ngoài các phương pháp trên, người cao tuổi cần có lối sống khoa học, chế độ dinh dưỡng tập luyện phù hợp. Bệnh trầm cảm có những ảnh hưởng nghiêm trọng về tinh thần. Vì vậy người thân cần quan tâm chăm sóc cho bệnh nhân, giúp họ tin tưởng bản thân cũng như lạc quan vào cuộc sống.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]