Nguyên nhân gây bệnh sởi
Nguyên nhân dẫn tới mắc bệnh sởi thường chủ yếu có 2 nguyên nhân chính:
Do nhiễm virut sởi thuộc họ Paramyxoviridae gây ra
Do bị lây lan từ người mắc bệnh qua các đường hô hấp như: ho, hắt hơi, tiếp xúc nói chuyện, qua đường ăn uống…
Triệu chứng của bệnh sởi
Những triệu chứng này thường được chia ra làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn đầu: giai đoạn này thường là giai đoạn ủ bệnh của virut, khi người bị nhiễm virut thì trong khoảng 10 đến 15 ngày người bệnh sẽ thấy mệt mỏi, có thể bị sốt nhẹ
Giai đoạn 2: Giai đoạn này còn có thể gọi là giai đoạn thời kì khởi phát. Đây cũng là giai đoạn hay lây lan nhất, và khi đó người bệnh sẽ thấy trong người mệt mỏi, khó chịu, đau nhức cơ khớp, bị sốt nhẹ hoặc có thể sốt cao lên tới 39 đến 40 độ. Khi bị sốt cao người bệnh còn có thể xảy ra các hiện tượng co giật cơ thể. Ngoài ra bệnh còn có 1 số biểu hiện như: hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, mắt đỏ, sợ ánh sáng…
Giai đoạn 3: Giai đoạn này là lúc bệnh xuất hiện phát ban khắp cơ thể. Mới đầu phát ban xuất hiện trên mặt sau đó dần dần lan tới khắp cơ thể. Nốt phát ban có màu hồng nhạt và thường kết dính lại với nhau.
Giai đoạn cuối: Đây có thể được gọi là giai đoạn cơ thể phục hồi. Những nốt phát ban trên cơ thể dần dần bay biến mất, nhưng 1 số vùng da có thể bị ảnh hưởng để lại các dấu hiệu thâm đen trên da.
Cách phòng bệnh sởi hiệu quả
Giữ vệ sinh nơi ở là cách phòng bệnh hiệu quả
Chăm chỉ quét dọn nhà cửa sạch sẽ, lau nhà bằng dung dịch tiệt trùng mỗi ngày 1 lần để đảm bảo sạch sẽ, nhất là những khu vực trẻ nhỏ hay ngồi chơi, sờ tay vào như đồ chơi, nhà vệ sinh… Có thể sử dụng các loại dược liệu như bồ kết, lá mùi, hạt mùi, lá trà xanh, nước chanh… để tắm gội cho trẻ vì đây là những loại cây có tính sát khuẩn an toàn.
Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho mọi người trong gia đình
Tắm rửa sạch sẽ cho bé mỗi ngày bằng nước ấm có pha thảo dược như bồ kết, tắm lá mùi hoặc lá trà xanh … và thay quần áo chăn ga mỗi ngày để đảm bảo sạch sẽ cho bé, nên giặt đồ và phơi ra ngoài trời nắng sẽ tốt hơn cả.
Vệ sinh răng miệng cho trẻ mỗi ngày, dùng tưa lưỡi để làm sạch lưỡi, tra thuốc muối sinh lý 0,9% vào mắt mũi để vệ sinh sạch cho bé.
Những người lớn trong gia đình cũng phải tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày, thay quần áo sạch sẽ và rửa tay sạch bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh trước khi tiếp xúc với trẻ, ôm hôn trẻ.
Hạn chế tiếp xúc với các mầm bệnh
Đi đường luôn phải đeo khẩu trang sạch sẽ, tốt nhất là đeo khẩu trang y tế sẽ đảm bảo hơn khẩu trang vải mỗi ngày, nếu đeo khẩu trang vải thì cần thay giặt mỗi ngày 1-2 lần là tốt nhất.
Hạn chế, tránh xa những người đang mắc bệnh, nhưng nếu nghi ngờ mình đã tiếp xúc với người đang mắc bệnh cúm, sởi, viêm phổi… cần phải vệ sinh sạch sẽ tắm rửa gội đầu, thay quần áo trước khi tiếp xúc với người khác trong gia đình, quần áo cần được giặt sạch sẽ, đem luộc sơ qua bằng nước nóng rồi phơi ra trời nắng để đảm bảo sạch sẽ, tránh phát tán vi khuẩn virut bệnh dịch cho người thân trong gia đình.
Không đi thăm người đang bị bệnh sởi để tránh lây nhiễm cho nhà mình.
Tránh xa khu vực gần bệnh viện là ổ dịch như bệnh viện bạch mai, bệnh viện nhiệt đới, bệnh viện xanh pon….
Chủ động nhận biết bệnh dịch sởi và tránh xa
Phải chú ý tới người xung quanh xem có ai có biểu hiện mắc bệnh gì liên quan tới sởi không? người đó có tiếp xúc với người đang mắc sởi không? vì rất có thể chính người lớn mới là người đưa mầm bệnh tới gần trẻ nhỏ, nếu nghi ngờ thì nên tránh đưa trẻ tới gần những người đó hoặc yêu cầu người đó phải rửa tay sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn trước khi tiếp xúc với trẻ.
Khi tới lớp, cần hỏi giáo viên xem trong lớp có bé nào bị sởi không? có bé nào có biểu hiện chảy dịch ở mũi mắt không? có bé nào bị ho sốt không?… nếu có cần nhanh chóng cách ly ngay tránh tình trạng lây cho các trẻ khác trong lớp, nếu có thể thì nên giữ trẻ ở nhà trong điều kiện sạch sẽ, tránh đưa trẻ tới nơi đông người.
Tuyên truyền cách phòng tránh bệnh dịch sởi
Tuyên truyền cho những người xung quanh hiểu biết rõ hơn về bệnh dịch sởi, sự nguy hiểm của nó và cách phòng tránh.
Nhắc trẻ cách nhận biết về bệnh sởi hay những dấu hiệu nguy hiểm như thấy bạn xung quanh bị sốt, ho, chảy nước mắt nước mũi… thì cần lưu ý không tiếp xúc với bạn đó nữa để tránh việc lây nhiễm bệnh vào người.
Tiêm phòng bệnh sởi cho bé đủ 2 mũi trong đó mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]