1. Cách chọn mực
Mực tươi có rất nhiều loại như mực nang, mực ống, mực sim…Nếu bạn muốn chọn mực tươi thì nên chọn con to, dày mình, trắng đục như cùi dừa, thịt chắc không bị nát, lớp màng màu nâu bao quanh đều bên ngoài đối với mực nang còn mực ống thì chọn con có lớp thịt màu sáng hơi hồng, dầu vẫn dính chặt vào thân, túi mực chưa bị vỡ.
Mực ngon có mình dày, màu hồng nhạt, thân mực phẳng đều.
Lưu ý: Mực kém tươi là mực đã chuyển sang màu hơi xanh ngà, thịt nhão, đầu không dính chặt với thân, mùi rất tanh.
Mực khô: Khi chọn con to vừa, không nên chọn loại nhỏ quá hoặc lớn quá, thường thì chọn mực khô từ 100 - 150 gam một con là vừa.
Mực ngon có mình dày, màu hồng nhạt, thân mực phẳng đều có lớp phấn trắng trên bề mặt, sờ tay thấy khô cứng, có mùi thơm, không tanh.
2. Cách chọn cua
Cua có nhiều loại để bạn lựa chọn theo sở thích như cua gạch, cua thịt, cua nước. Cua gạch và cua thịt đều rất ngon và bổ dưỡng.
Bạn muốn chọn cua ngon bằng cách lấy tay ấn vào yếm cua, nếu cứng là cua có nhiều thịt. Ngoài ra nếu mua quen rồi bạn chỉ cần nhìn que càng của nó, nếu thấy mọng nước là cua xốp, không ngon. Cua ngon nhìn bên ngoài thấy lớp vỏ màu xám đục, yếm to.
3. Cách chọn ghẹ
Khác với cua, ghẹ có gạch có màu hơi ngả vàng, các chân của ghẹ khi bóp rất chắc chứ không mềm. Còn ghẹ thịt thì khi bạn bấm tay vào sát phần yếm phía dưới ức, gần chân mái chèo nếu lõm là ghẹ óp. Nếu bạn ngại sờ vào ghẹ mà chỉ cần nhìn thì nên chọn ghẹ có yếm màu đỏ, chân ghẹ tươi sẽ co chứ không duỗi.
4. Cách chọn tôm
Tôm ngon thân phải săn chắc, vỏ còn cứng, màu trắng trong chứ không đục hay ngả sang đỏ, vàng. Phần đầu dính chặt vào thân, các càng vẫn còn nguyên, không có mùi tanh, ươn.
5. Cách chọn sò
Nếu sò ngậm miệng, bạn lên ngửi sò vì sẽ có mùi hôi không nên mua.
Có rất nhiều loại sò cho bạn lựa chọn như sò huyết, sò lông, sò nhưng cách lựa chọn không khác nhau là mấy. Như sò huyết ngon là khi bạn chọn con phải lớn vừa ăn vì nếu nhỏ lúc luộc sò sẽ bị teo lại, còn to quá thì dễ bị dai. Sò còn tươi khi nhìn trên rổ thấy nhiều con đang thò lưỡi ra ngoài. Nếu sò ngậm miệng, bạn lên ngửi sò vì sẽ có mùi hôi không nên mua.
Mách nhỏ bạn: Không nên mua đồ hải sản như tôm, cua, ghẹ vào các ngày giữa tháng âm lịch thì lúc đó đồ hải sản sẽ không ngon.
6. Cách chọn cá biển
Chọn những con cá thân hình sáng bóng. Khi dùng tay chạm vào, thịt cá nhanh chóng đàn hồi trở lại.
Cá biển tươi có hậu môn thụt sâu vào bên trong, màu trắng nhạt và bụng lép. Trong khi đó, hậu môn cá biển ươn màu hồng hay đỏ bầm, lòi ra ngoài, bụng cá phình to.
Vảy cá. Cá biển tươi có vảy óng ánh, bám chặt với thân, không có niêm dịch, không có mùi hôi. Ngược lại, vây cá biển ươn thường mờ, không sáng óng ánh, dễ tróc khỏi thân cá, có mùi.
Miệng cá biển tươi ngậm kín, còn cá để lâu thì miệng hé mở.
Hầu hết các loại cá đều có mùi tanh. Song đây không phải là mùi đặc trưng để phân biệt cá mới hay cá để lâu. Những con cá mới khi ngửi thường có mùi muối đặc trưng của nước biển.
Kiểm tra mắt cá, nếu mắt chúng tươi, long lanh và hơi phình ra một chút thì có thể lựa chọn. Trường hợp mắt cá vẩn đục, lún sâu chứng tỏ chúng được bảo quản khá lâu.
Dùng tay kiểm tra phần mang cá. Mang cá biển không thể tươi như cá nước ngọt còn sống song chúng cần phải có màu hồng/ đỏ tươi; dính chặt với hoa khế, ẩm ướt chứ không nhớp nháp hoặc khô quắt.
Kiểm tra vết cắt trên cơ thể cá. Thông thường, những vết cắt mới sẽ có màu đỏ tươi và khá ẩm. Cá để lâu vết cắt sẽ có màu bạc và hơi bở.
Chú ý trên cơ thể cá, nếu phần thịt dễ bị tách khỏi xương thì tuyệt đối không mua. Những chú cá này có thể là hàng tồn và bảo quản quá lâu.
Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra toàn thân cá. Nếu thân cá có màu nâu nhạt, vàng và thịt trở nên tơi xốp thì nên dừng lại.
Theo Phunutoday
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]