Người Việt quan niệm Tết Nguyên đán là dịp báo hiếu cha mẹ, thành kính tưởng nhớ tổ tiên, gia đình đoàn tụ, anh em sum vầy. Người phụ nữ đi làm dâu, lại nhất là làm dâu trưởng, phải đặc biệt lo tròn việc tề gia nội trợ, cúng lễ, kết nối anh em, thăm hỏi nội ngoại chu toàn trong 3 ngày tết. Cùng xem Tết cần phải mua sắm những gi nhé nhé. Việc lên kế hoạch trước giúp bạn việc mua sắm tiết kiệm ngày Tết hơn đấy
1. Lên danh sách mua sắm ngày tết
Ngày cuối năm, công việc bù đầu khiến bạn chẳng còn nhớ phải mua gì, sắm gì cho ngày Tết. Dù sao, cả năm mới có mấy ngày đoàn viên nên không thể úi xùi, qua loa, đại khái được.
Vẫn biết thời buổi hiện đại, cần mua sắm gì, chạy ù ra chợ là có tất cả. Thậm chí, để giản tiện cho khách hàng, còn xuất hiện rất nhiều loại hình dịch vụ hỗ trợ bạn mua sắm Tết trọn gói, bạn chỉ cần alô qua điện thoại hay đăng ký qua mạng internet là hàng hoá sẽ được đưa đến tận nhà.
Tết là dịp sum họp gia đình nhưng trước đó cần chuẩn bị mua sắm gì cho ngày Tết?
Song, dù bạn trực tiếp hay gián tiếp mua hàng qua dịch vụ thì cũng cần phải liệt kê ra thật cụ thể, chi tiết từng món hàng cần mua. Mứt mấy hộp, rượu mấy chai; nhang (hương) ngắn mấy bó, nhang vòng mấy hộp; giò mấy cân, gà mấy con, bánh chưng mấy cái... Những vật phẩm tưởng chừng rất nhỏ nhặt nhưng Tết nào cũng phải có và nhà ai cũng sắm sanh đủ đầy
2. Mua sắm quần áo Tết
Tết cũng là dịp để bạn mua sắm, chọn lựa những bộ trang phục mới và đẹp cho cả gia đình đi chúc Tết họ hàng. Việc diện quần áo mới trong ngày Tết còn mang ý nghĩa hy vọng những điều tốt đẹp sẽ đến với mình trong năm mới.
Quần áo mới cho ngày Tết cũng làm bạn phân vân nên mua sắm ở đâu?
Bạn nên đi mua sắm quần áo, giày dép, phụ kiện...cho cả nhà trước Tết khoảng 3 tuần là tốt nhất. Lúc này các cửa hàng, trung tâm thương mại, siêu thị, các shop...cũng đã ra nhiều hàng mới, bạn sẽ có nhiều thời gian để cân nhắc, lựa chọn mà không phải sợ cảnh chen lấn. Thời gian cận Tết, bạn chỉ dành cho việc mua sắm thực phẩm.
Và nhớ là, sau khi mua sắm đồ mới về, bạn cần giặt thật sạch với xà bông và ngâm nước xả trước khi mặc bạn nhé!
3. Thực phẩm cho Tết
Bánh chưng, bánh tét, dưa hành, củ kiệu, giò chả, mâm ngũ quả...là những thứ cần thiết không thể thiếu để làm nên hương vị Tết truyền thống trong một gia đình Việt.
Mua sắm những thực phẩm nào cho ngày Tết cũng làm đau đầu các bà nội trợ.
Vào ngày Tết hầu như trên bàn thờ của các gia đình luôn có một cặp bánh chung để thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên và trời đất. Bánh chưng với dưa hành củ kiệu cũng sẽ là một món ăn ngon để bạn tiếp đãi khách, hoặc có thể đem biếu người thân. Nếu như không thể tự làm ở nhà, bạn nên đặt làm ở những nơi có uy tín trước Tết khoảng 1-2 tuần để bánh đảm bảo chất lượng, giá cả phải chăng.
Với mâm ngũ quả trưng trên bàn thờ, người miền Bắc thường chọn: chuối, ớt, bưởi, quất, lê, cam, hồng xiêm...Còn người miền Nam thường chọn: dừa, đu đủ, mãng cầu, sung, xoài với ngụ ý Cầu Sung Vừa Đủ Xài.
Những loại trái cây này bạn nên mua vào những ngày 29-30 tháng Chạp âm lịch (nhất là vào thời điểm chợ sáng sớm) để mâm ngũ quả tươi ngon trong suốt những ngày Tết.
Theo DanViet
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]